HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC CHẤT LƯỢNG P


HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC CHẤT LƯỢNG PHÒNG XÉT NGHIỆM, HƯỚNG TỚI LIÊN THÔNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

Chiều ngày 23/6/2017, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã tổ chức Hội nghị triển khai tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học, hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm. GS.TS Nguyễn Viết Tiến- Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã tham dự và chủ trì Hội nghị

Tham dự Hội nghị còn có đại diện các cơ quan thuộc Văn phòng chính phủ, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban Tuyên giáo TW, lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế, Y tế ngành và các đại biểu đến từ các bệnh viện trực thuộc trung ương và các Sở Y tế trực thuộc tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra.

Liên thông xét nghiệm là việc cơ sở khám chữa bệnh này công nhận và có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác trong một số trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng trong một thời gian và trên cơ sở tình trạng người bệnh. Thực hiện được điều này có nghĩa là một số xét nghiệm sau khi đã có kết quả có thể được cơ sở khám chữa bệnh khác sử dụng để chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh, giúp tiết kiệm chi phí thực hiện xét nghiệm trong một số trường hợp.

Lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm đã được xác định trong Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025, trong đó trước ngày 1/1/2018 sẽ liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I; Đến năm 2020 thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đến năm 2025 liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Để thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, trên quy mô quốc gia cần phải trải qua quá trình như sau

1. Xây dựng được Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học;

2. Tổ chức đánh giá và công bố mức chất lượng phòng xét nghiệm.

3. Xây dựng Danh mục xét nghiệm có thể liên thông;

Trong suốt 10 năm qua, ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động cho việc nâng cao chất lượng xét nghiệm. Bộ Y tế, Cục quản lý Khám chữa bệnh được giao làm đầu mối và đã ban hành Chương trình hành động nâng cao chất lượng xét nghiệm (năm 2010), thành lập các trung tâm kiểm chuẩn (năm 2006 thành lập Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 thành lập 02 trung tâm kiểm chuẩn thuộc Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược tp HCM), ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BYT về hướng dẫn quản lý chất lượng xét nghiệm, ban hành Hướng dẫn xây dựng quy trình chuẩn trong quản lý chất lượng để chuẩn hóa các quy trình xét nghiệm trong hệ thống, xây dựng Đề án tăng cường chất lượng xét nghiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 316/QĐ-TTg năm 2016; Xây dựng và ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm theo Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017. Xây dựng Danh mục các xét nghiệm có thể được liên thông công nhận kết quả, tiến hành các bước chuẩn bị để đánh giá công nhận mức chất lượng xét nghiệm theo chỉ đao của Thủ tướng Chính phủ

Ngoài ra, Bộ Y tế phối hợp với CDC Hoa Kỳ và sự tham gia của chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động về tập huấn, đào tạo các chương trình quản lý chất lượng xét nghiệm, hỗ trợ một số phòng xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189, các trung tâm kiểm chuẩn đã triển khai đến nay là gần 4000 chương trình ngoại kiểm cho các phòng xét nghiệm. Có hơn 50 phòng xét nghiệm đã đạt chứng chỉ ISO 15189, trong đó khoảng 50% thông qua sự hỗ trợ của Bộ Y tế và CDC Hoa Kỳ;

Việc ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm được coi là một chuẩn chung của ngành y tế dành cho phòng xét nghiệm y học. Hiện nay, Việt Nam cũng đã lấy Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189 làm Tiêu chuẩn Việt Nam cho phòng xét nghiệm. Tuy vậy, để cho tất cả các phòng xét nghiệm đạt Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189 là khó khả thi. Cần xây dựng riêng Bộ Tiêu chí chất lượng xét nghiệm phù hợp với điều kiện của Việt Nam với các tiêu chí cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng.

Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm được xây dựng chia nhóm thành 12 thành tố liên quan đến chất lượng với 169 tiêu chí cụ thể được tính ra 268 điểm. Căn cứ vào số điểm đạt được kèm với một số tiêu chí bắt buộc sẽ xếp mức chất lượng phòng xét nghiệm. Có 5 mức chất lượng. Các phòng xét nghiệm sẽ được đánh giá từng tiêu chí và được xếp theo 5 mức này. Mức chất lượng phòng xét nghiệm càng cao thì độ chính xác, độ tin cậy càng lớn.

Tại Hội nghị này, Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Cơ quan được Bộ Y tế phân công trong chỉ đạo việc liên thông kết quả xét nghiệm đã công bố các  tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học để các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện để hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm.

Để biết thêm thông tin:

Phòng Quản lý Chất lượng Bệnh viện- Cục quản lý Khám, chữa bệnh-BYT

138A Giảng Võ, Ba Đình- Hà Nội

Tel; 024.6273.3028

 

Lê Hảo.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Thông tâm lạc vỉ

Thông tâm lạc vỉ

Sức Khỏe
Hoạt huyết dưỡng não Foripharm

Hoạt huyết dưỡng não Foripharm