Kinh thủ thái âm phế

Contents

Kinh thủ thái âm phế là một kinh âm ở tay của tạng phế.

Đường đi

Từ tạng phế đi ra nách, sau đó đi ở phía trong cánh tay, qua khuỷu tay, qua phía trong cẳng tay, dọc theo cơ ngửa dài vào thốn khẩu, qua ô mô cái và tận cùng ở góc trong chân móng ngón cái.

Chỉ định chữa bệnh

  • Tại chỗ theo đường đi của kinh

Chữa các bệnh: đau khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay

Chữa đau thần kinh liên sườn 2, đau đám rối thần kinh cánh tay, đặc biệt đau dây thần kinh quay.

  • Toàn thân

Chữa bệnh ở bộ máy hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, ho hen.

Chữa cảm mạo, cúm

Hạ sốt

Tư thế mô tả đường kinh: bệnh nhân đứng thẳng, hai mắt hướng về phía trước, hai tay giơ lên, lòng bàn tay hướng về phía trước (tư thế cổ điển của đông y)

Tư thế xác định huyệt: bệnh nhân đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước, hai tay buông xuôi dọc thro trục dọc cơ thể, lòng bàn tay hướng ra phía trước.

Vị trí các huyệt thường dùng

kinh thủ thái âm phế

Kinh thủ thái âm phế có 11 huyệt theo thứ tự gồm: trung phủ, vân môn, thiên phủ, hiệp bạch, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cự, thái uyên, ngư tế, thiếu dương.

Những huyệt thường dùng:

  • Trung phủ

Vị trí: bờ dưới xương đòn đo xuống 1 thốn trên rãnh delta ngực.

Tác dụng: chữa ho, tức ngực, hen, đau dây thần kinh liên sườn 2, đau vai, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

Châm cứu: châm sâu khoảng 0,3 -0,5 thốn, cứu 3-5 phút.

  • Xích trạch

Vị trí: ở ngay trên nếp gấp khuỷu tay gặp rãnh nhị đầu ngoài, ngoài gân cơ nhị đầu, trong gân cơ ngủa dài.

Tác dụng; chữa hen suyễn, ho ra máu, viêm họng, tức ngực, khó thở, viêm tuyến vú, đau khớp khuỷu, đau dây thần kinh quay.

Châm cứu: châm 0,5 – 0,7 thốn, cứu 5-7 phút.

  • Liệt khuyết (huyệt lạc với kinh đại trường)

Vị trí: từ huyệt thái uyên đó lên 1,5 thốn, huyệt nằm ngoài xương quay.

Tác dụng: chữa đau khớp cổ tay, đau dây thần kinh quay, liệt nửa người, đau nửa đầu cùng bên, viêm họng, ho hen, liệt mặt, đau răng.

Châm cứu: châm nghiêng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn, cứu 5-7 phút.

  • Thái uyên (huyệt nguyên của kinh phế, huyệt hội của các mạch)\

Vị trí: huyệt nằm trên lằn chỉ cổ tay, trong rãnh mạch quay.

Tác dụng: chữa ho hen, viêm họng, đau dây thần kinh quay, xuất huyết.

Châm cứu: châm chếch lên trên, sâu 0,2 thốn.

  • Thiếu dương:

Vị trí: cách 2 mm góc ngoài chân móng ngón tay cái.

Tác dụng: chữa đau ngón tay cái, chảy máu cam, hoen mê, ho hen.

Châm cứu: nghiêng kim 0,1 thốn về phía lòng bàn tay hoặc dùng kim tam lăng chích nặn máu.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: kinh thủ thái âm phế

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Pharcotinex

Pharcotinex

Sức Khỏe
CalciLife 10ml

CalciLife 10ml