Kinh túc dương minh vị (phần 2)

Huyệt giáp xa là một trong những huyệt thường dùng của kinh túc dương minh vị.

Vị trí: từ huyệt Địa thương đo ngang ra hai thốn.

Tác dụng: chữa ;liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, có cứng cơ nhai, đau răng lợi, đau dây thần kinh số V, câm.

Châm cứu: châm sâu 0,3-0,4 thốn, cứu 5-7 thốn.

  • Đầu duy

Vị trí: huyệt ở góc trên của trán, giữa khe khớp xương trán và xương đỉnh.

Tác dụng: chữa bệnh nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, giật mi mắt.

Châm cứu: luôn kim dưới da 0,5 -1 thốn.

  • Thiên khu (huyệt mồ của đại trường)

Vị trí: từ rốn đo ngang ra hai thốn

Tác dụng: chữa ỉa chảy, táo bón, ăn không tiêu, nôn mửa, cơn đau dạ dày, hội chứng lỵ.

Châm cứu: châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.

Chú ý: có thai nhiều tháng không châm.

  • Lương khâu (huyệt khích)

Vị trí: co khớp gối, từ giữ bờ trên xương bánh chè đo lên hai thốn đo ra ngoài một thốn là huyệt. Huyệt giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi.

Tác dụng: chữa đau khớp gối, đau thần kinh đùi, cơn đau dạ dày, viêm tuyến vú.

Châm cứu: châm sâu 0,5-0,7 thốn, cứu 5-10 phút.

  • Độc tỵ:

Vị trí: chỗ trũng phía trước dưới ngoài xương bánh chè.

Tác dụng: chữa sưng đau khớp gối

Châm cứu: luồn kim dưới da, mũi kim hướng lên góc trên trong sâu 0,6-1 thốn, cứu 5-10 phút.

  • Túc tam lý

    kinh túc dương minh vị

Vị trí: từ huyệt độc tỵ đo xuống 3 thốn, huyệt cách mào chày một thốn.

Tác dụng: là huyệt cường tráng cơ thể, chữa đau thượng vị, hạ vị đầy chướng bụng, ỉa chảy, táo bón, nôn mửa, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, đau đầu trước trán, đau khớp gối, sốt.

Châm cứu: châm sâu 0,5 -1 thốn, cứu 5-15 phút.

  • Phong long (huyệt lạc với kinh tỳ)

Vị trí: từ túc tam lý đo xuống 5 thốn, đo ra ngoài một khoát ngón tay.

Tác dụng: chữa đau thượng vị, suyễn, đàm nhiều, đau khớp gối, nhức đầu, chóng mặt, viêm họng.

Châm cứu: châm 0,5 -1,2 thốn, cứu 5-10 phút.

  • Giải khê

Vị trí: chỗ trũng trước giữa cổ chân, huyệt nằm giữa gân cơ duỗi chung và duỗi riêng ngón cái.

Tác dụng: chữa nhức đầu, hoa mắt, đầy bụng, táo bón, co giật, đau khớp cổ chân, hạ sốt.

Châm cứu: châm 0,4-0,5 thốn. cứu 5-7 phút.

  • Nội đình

Vị trí: ở kẽ ngón chân 2-3 đo lên 0,5 thón về phía mu chân (ngang qua chỗ nối thân và đầu xuowngg đốt 1 ngón chân)

Tác dụng: chữa đau răng, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, chảy máu cam, đau khớp bàn chân, ỉa chảy nhiễm trùng.

Châm cứu: châm 0,3-0,5 thốn, cứu 5-7 thốn.

  • Lệ đoài

Vị trí: cách 2 mm góc ngoài chân móng ngón chân 2

Tác dụng: chữa đau đầu, chảy máu cam, sốt không có mồ hôi, chân lạnh, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, đau bụng.

Châm cứu: châm 0,1 thốn, cứu 5-7 phút.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Kinh túc dương minh vị (phần 2)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml