Kinh túc thái âm tỳ

Contents

Kinh túc thái âm tỳ bắt đầu từ góc trong chân móng ngón cái, theo phía trong  ngón cái dọc theo đường nối da gan và mu bàn chân đến ứng đầu sau xương đốt bàn chân ngón 1 rồi rẽ lên trước mắt cá trong xương chảy lên cẳng chân dọc theo bờ sau trong xương chày, qua mặt trước kinh can lên mặt trong khớp gối, trước trong đùi vào ổ bụng liên lạc với tạng phủ, lên cuống lưỡi và tỏa ra dưới lưỡi.

Chỉ định chữa bệnh

  • Tại chỗ theo đường đi của kinh

Bệnh của bộ máy tiêu hóa: cơn đau dạ dày, nôn mửa, đầy hơi, ỉa chảy, táo bón…

Bệnh của bộ máy sinh dục, tiết niệu: di tinh, di niệu, rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, rong kinh, rong huyết.

Một số huyệt chữa suy nhược thần kinh, thiếu máu, đau đầu…

Vị trí các huyệt thường dùng

kinh túc thái âm tỳ

Kinh túc thái âm tỳ có 21 huyệt theo thứ tự gồm: ẩn bạch, đại đô, thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, lậu cốc, địa cơ, âm lăng tuyền, huyết hải, cơ môn, xung môn, phú xá, phúc kết, đại hoành, phúc ai, thực đậu, thiên khê, hung hương, chu vinh, đại bao.

Các huyệt thường dùng:

  • ẩn bạch

vị trí: cách 2 mm góc trong chân móng ngón chân cái

tác dụng: chữa đầy bụng, nôn mửa, kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh, co giật, ít ngủ.

Châm cứu: châm sâu 0,1 thốn, cứu 5-10 phút.

  • Thái bạch (huyệt nguyên)

Vị trí: nằm ở bờ trong bàn chân, trên đường tiếp giáp da gan avf mu bàn chân, ngang chỗ nối thân và đầu trước xương đốt bàn chân 1.

Tác dụng: chữa đau bàn chân, ăn không tiêu, nôn, lỵ, táo bón, thiếu vitamin B1 gây phù.

Châm cứu: châm sâu 3/10 thốn, cứu 5-7 phút.

  • Tâm âm giao

Vị trí: tính từ lồi mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay.

Tác dụng: chữa tỳ vị hư như đau bụng ỉa chảy, nôn, kinh nguyệt không đều, thống kinh, rong kinh, di tinh, mộng tinh, đái dầm, đau khớp cổ chân, đau khớp gối.\

Châm cứu: châm sâu 0,5-1 thốn, cứu 5-10 phút.

Chú ý: huyệt hội 3 kinh âm tỳ, can, thận, phụ nữ có thai không được châm

  • Âm lăng tuyền

Vị trí: vuốt dọc bờ sau trong xương chày đến ngành ngang là huyệt.

Tác dụng: chữa đầy bụng, phù, hoàng đảm, bí tiểu tiện, ỉa chảy, thống kinh, di niệu, đau khớp gối.

Châm cứu: châm sâu 0,5-0,8 thốn, cứu 5-7 phút.

  • Huyết hải

Vị trí: co khớp gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên một thốn đo vào trong hai thốn.

Tác dụng: chữa kinh nguyệt không đều, rong huyết, thống kinh, dị ứng nổi ban, đau khớp gối, đau dây thần kinh đùi.

Châm cứu: châm sâu 0,5- 1 thốn, cứu 5-7 phút.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Kinh túc thái âm tỳ

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrain’s

GoodBrain’s

Sức Khỏe
Cadiflex 1500mg gói

Cadiflex 1500mg gói