Kinh túc thái dương bàng quang
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Kinh túc thái dương bàng quang là một kinh dương ở chân của bàng quang.
Đường đi
Kinh túc thái dương bàng quang bắt nguồn từ phía trong khóe mắt đi lên trán, giao nhau ở đỉnh đầu
Một nhánh đi từ đỉnh đầu rẽ sang phía góc tai
Một nhanh từ đỉnh đầu liên lạc với não rồi vòng ra sau gáy chia làm hai nhánh chạy song song với mạch đốc.
- Một nhánh chạy cách mạch đốc 1,5 thốn đến vùng eo lưng vòng vào tạng phủ ra mông đến mặt sau đùi, đén khoeo chân.
- Một nhánh khác cách mạch đốc ba thốn xuống mông tới đầu xưng đùi hội ngộ với kinh đởm ở huyệt hoàn khiêu rồi chạy ở phía sau đùi xuống gặp nhánh kia ở khoeo chân (huyệt ủy trung). Sau đó tiếp tục đi xuống sau cẳng chân, sau mắt cá ngoài dọc theo bờ ngoài mu bàn chân, bờ ngoài ngón út và tạn cùng ở góc ngoài chân móng ngón chân út. Từ đây cho nhánh lạc với kinh thận.
Chỉ định chữa bệnh
- Tại chỗ theo đường đi của kinh
Đau dây thần kinh hông to, đau khớp gối, đau cổ chân, bàn chân, đau lưng, đau vai gáy, bệnh về mắt.
Chữa các nơi đau dọc phía sau lưng.
- Toàn thân
Chữa cảm mạo, hạ sốt
Chữa các bệnh các tạng phủ với các du huyệt tương ứng.
Vị trí các huyệt thường dùng
Kinh túc thái dương bàng quang có 67 huyệt theo tứ tự gồm: tình minh, toản trúc, my xung, khúc sai, ngũ sứ, thừa quang, thông thiên, lạc khước, ngọc chẩm, thiên trụ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, cách du, can du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, thận du, khí hải du, đại trường du, quan nguyên du, tiểu trường du, bàng quang du, trung lữ du, bạch hoàn du, thượng liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu, hội dương, thừa phù, ân môn, phù khích, ủy dương, ủy trung, phụ phân, phách hộ, cao hoang du, thần đường, y hi, cách quan, hồn môn, dương cương, ý xá, vị thương, hoàng môn, chí thất, bào hoang, trật biên, hợp dương, thừa cân, thừa sơn, phi dương, phụ dương, côn lôn, bộc tham, thân mạch, kim môn, kinh cốt, khúc cốt, thông cốc, chí âm.
Các huyệt thường dùng:
- Tình minh:
Vị trí: ở cách khóe trong của mắt 2 mm
Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, viêm tuyến lệ.
Châm cứu: châm 1/10 thốn, không vê kim. Tránh châm vào nhãn cầu.
- Toản trúc:
Vị trí: huyệt toản trúc ở chỗ lõm đầu trong cung lông mày thẳng huyệt tình minh lên.
Tác dụng: chữa nhức đầu trước trán, hoa mắt, viêm tuyến lệ, viêm màng tiếp hợp
Châm cứu: luồn kim dưới da sâu 0,1-0,5 thốn, không cứu.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: kinh túc thái dương bàng quang (phần 1)
Không có bình luận