Lịch sử nền y học cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Lịch sử nền y học cổ truyền gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. trong nền xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã thức đẩy hình thành và phát triển y học để phục vụ cho con người.
-
Thời kì mới dựng nước
Thời kì này không có các tư liệu lưu giữ mà chủ yếu được lưu truyền dưới các truyền thuyết. nhân dân ta đã biết đào giếng dùng nước sạch, dùng gừng, riềng ngải cứu làm gia vị và chữa bệnh, tục ăn trầu làm ấm cơ thể, tục nhuộm răng bảo vệ răng, biết gói bánh chưng để bảo quản đồ ăn.
-
Thời kì đấu tranh giành độc lập lần thứ nhất
Phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta rất lâu dài. Y học nước ta đã tiếp thu được các phương pháp chữa bệnh của Trung Quốc. các thấy thuốc biết kết hợp hai nền Y học tìm ra các phương pháp chữa bệnh độc đáo và phù hợp với con người Việt Nam.
-
Thời kì độc lập
Không còn thấy các tư liệu ghi chép tình hình y học của triều Ngô, Đinh, Lê mà chỉ còn triều Lý, Trần, Hồ.
Thời nhà Lý: thái y chăm lo cho sức khỏe vua quan trong triều, các địa phương có nhiều thầy thuốc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển trồng thuốc
Thời nhà Trần: triều đình có thái y viện, xuất hiện nhiều danh y như Phạm Công Bân, Tuệ Tĩnh, Chu Văn An. Tuệ Tĩnh đã viết sách Nma dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tự y thư nêu lên những điều cơ bản về lý luận chẩn đoán mạch học, tác dụng của 580 vị thuốc nam, nêu ra khẩu hiệu: nam dược trị nam nhân. Người đời sau còn gọi ông là thánh thuốc nam.
Thời nhà Hồ: mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân.
-
Thời kì đấu tranh giành độc lập lần thứ 2
Thời nhà Minh đô hộ, chúng vét của cải, thu sách vở, bắt các sĩ phu, danh y nước ta đưa về nước, làm cho nền y học thời kì này không phát triển.
-
Thòi kì độc lập triều Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn
Bộ luật Hồng Đức có quy chế nghề y, trừng phạt các thầy thuốc kém đạo đức, có đặt quy chế vệ sinh xã hội, cấm bán thịt ôi, quy chế Y pháp, cấm tảo hôn, cấm phá thai, hạn chế hút thuốc lào, phổ biến phương pháp vệ sinh phòng bệnh, luyện tập bảo vệ sức khỏe. thời kì này có danh y Hải Thượng Lãn Ông.
-
Thời kì thực dân pháp xâm lược
Y học cổ truyền bị loại khỏi tổ chức y tế bảo hộ của thực dân Pháp nhưng nó vẫn tồn tại để phục vụ nhân dân.
-
Thời kì nước Việt Nam độc lập
Chính phủ đã động viên tất cả đội ngũ cán bộ Y Dược kể cả các lương y tham gia bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển nền y học Việt Nam trên cơ sở phát huy kế thừa hai nền y học để xây dựng nền y học Việt Nam ngày càng khoa học, dân tộc và đại chúng.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: lịch sử nền y học cổ truyền
Không có bình luận