Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú

Đại cương về bệnh lồng ruột:

lồng ruột cấp
lồng ruột cấp
  • Lồng ruột là hiện tượng mà đoạn ruột phía trên chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới theo chiều của các nhu động ruột.
  • Tùy theo diễn biến của bệnh thì lồng ruột được chia làm ba giai đoạn khác nhau là lồng ruột cấp tính, lồng ruột bán cấp, và lồng ruột mạn tính.
  • Lồng ruột ở trẻ em còn bú là thuộc loại lồng ruột cấp tính, là một cấp cứu ngoại khoa thì cần được phát hiện và xử trí sớm, tránh trường hợp hoại tử ruột và gây ra tử vong cho bệnh nhân.

Dịch tễ học của lồng ruột cấp tính:

  • Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1.57 tương ứng với trong 1000 người thì có 4 người bị mắc bệnh.
  • Tuổi gặp bệnh: thường gặp nhất là những trẻ có độ tuổi từ 4-8 tháng tuổi.
  • Tỷ lệ giới tính: bệnh lồng ruột thường thì có tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nhiều hơn so với ở nữ giới. Tỷ lệ nam/ nữ của bệnh nhân lồng ruột cấp là 3/2 hoặc cũng có thể là 2/1.
  • Thể trạng và chế độ ăn của bệnh nhân: thường thì bệnh này sẽ gặp ở những trẻ bụ bẫm và đang bú sữa mẹ.
  • Thời tiết thường hay bị bệnh: những bệnh nhân thường gặp vào mùa đông xuân..
  • Các yếu tố bệnh lí: lồng ruột cấp sau ỉa chảy, hay sau các viêm nhiễm về đường hô hấp.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh lồng ruột:

  • Nguyên nhân cụ thể của lồng ruột: trường hợp những bệnh nhân bị lồng ruột có nguyên nhân cụ thể chỉ chiếm có 2-8% các trường hợp bệnh nhân bị lồng ruột:

+ Manh tràng và đại tràng lên của ruột kết di động.

+ Khởi điểm của bệnh là bắt đầu từ túi thừa Meckel, polyp ruột hay các búi giun.

  • Những nguyên nhân không rõ ràng: những bệnh nhân lồng ruột cấp có nguyên nhân không rõ ràng chiếm đại đa số. Bao gồm có hai thuyết giải thích cho hiện tượng lồng ruột này là:

+ Thuyết siêu vi trùng (thuyết này được viết tắt SVT): siêu vi trùng viêm hạch mạc treo ruột gây ra hiện tượng rối loạn các phạn xạ của hệ thống thần kinh thực vật đã làm cho các nhu động ruột bị thay đổi gây ra bệnh lồng ruột.

+ Thuyết thứ hai là thuyết giải phẫu: vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 12 manh tràng của trẻ phát triển to nhanh hơn nhiều so với hồi tràng, sự khác nhau về các nhu động ruột giữa hồi tràng và manh tràng, cho nên lồng ruột thường hay gặp ở hồi tràng – manh tràng.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết: Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350