Mách mẹ bài thuốc hay chữa trị bệnh tay chân miệng ở tr
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm, dự kiến tăng cao trong 1-2 tháng tới. Những ngày qua bắt đầu xuất hiện rải rác các ca bệnh song tình trạng bệnh nhi nặng độ 3, một số trẻ phải thở máy. Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, hiện thành phố có khoảng 160 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện mỗi tuần, tăng 20-30 ca so với các tuần trước.
Trẻ bị tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có coxsackie, echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (ev71) và coxsackie a16. Vi rút ev71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng:
– Trẻ mệt mỏi quấy khóc, biếng ăn, nôn ói nhiều, run chi đi loạng choạng, bé ngũ hay bị giật mình, có thể có sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C.
– Loét miệng: Là các bóng nước có đường kính 2-3mm, thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vỡ rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt.
– Bóng nước: Từ 2-10mm màu xám, hình bầu dục.
– Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.
– Bóng nước lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.
Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.
Tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và có khả năng tạo thành dịch lớn đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách phòng và chữa bệnh cho trẻ. Khi trẻ mới chớm bị, tình trạng nhẹ thì việc điều trị bằng những bài thuốc dân gian được rất nhiều người tin dùng.
Một số bài thuốc chữa tay chân miệng
Chanh muối
Chanh muối là thảo dược tuyệt vời giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Đối với trẻ nhỏ bài thuốc này hơi khó sử dụng vì thuốc có vị hơi đắng, chúng ta có thể thêm một chút mặt ong pha nước để cho trẻ uống bài thuốc này áp dụng cho trẻ chưa bị biến chứng loét niêm mạc miệng.
Cây bạc hà
Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, diệt khuẩn, chữa ung nhọt, lở loét, cách dùng: bạn có thể đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 tách rất tốt cho trẻ bị bệnh.
Củ tỏi
Đây là loại gia vị có tác dụng kháng vi rút, kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do các vết loét. Cách dùng, nên đập dập hoặc băm nhỏ chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh đó bệnh nhân hạn chế chất tanh như tôm, cá, mực vì những thực phẩm trên có thể gây ngứa những viết loét do bệnh gây ra.
Rau sam
Đun đặc, lau người, chấm chấm. Khi đun sôi, chắt một chén nước cho bé uống. Với bé đang bú mẹ, thì mẹ uống một bát cho con bú. Ngày làm 3 lần. Thường thì 3 ngày sẽ khỏi.
Chè vằng
Để đề phòng chứng bệnh này ngay từ khi mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu, hãy dùng bài thuốc Lá chè vằng, kim ngân hoa, lá cây kim vàng, cỏ mực, trinh nữ hoàng cung (đặc biệt dùng hoa và lá). Mỗi loại sử dụng khoảng 15-20g. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Chú ý, riêng thảo dược trinh nữ hoàng cung luôn dùng liều lượng ít hơn các loại còn lại. Nếu uống quá nhiều trinh nữ hoàn cung có thể gây triệu chứng nôn ói.
Đem tất cả dược liệu đun lấy nước uống. Lần đầu đổ 4 chén nước lấy 1 chén, lần sau đổ 3 chén cô cạn còn 1 chén. Sau đó trộn 2 lần nước thuốc sắc được để uống trong ngày. Đối với chứng u nhọt, người bệnh nên kiêng tránh ăn thịt, cá biển. (Lương y Mai Tài)
Khi trẻ bị tay chân miệng phụ huynh chăm sóc bé tại nhà cần cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo chỉ định. Không nên kiêng tắm mà ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.
Để phòng bệnh cần thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của trẻ. Không đưa trẻ đang nghi ngờ bệnh đến trường. Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học 7-10 ngày, thực hiện khử khuẩn.
Vy Vy (TH)
Không có bình luận