Mách mẹ cách phân biệt dễ dàng các con gò chuyển dạ th??

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các mẹ bầu sắp sinh.


Cơn gò Braxton-Hicks – cơn gò chuyển dạ giả

Những cơn gò chuyển dạ giả thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ 3, nhưng cũng có thể là vào tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu sẽ trải nghiệm chúng. Đây là một dấu hiệu bình thường khi mang thai nên còn được gọi là cơn gò sinh lý. 

Người đầu tiên mô tả và nhắc đến những cơn đau này từ năm 1872 là bác sĩ người Anh, John Braxton Hick.
 

Cơn gò Braxton-Hicks chỉ là những cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần, không gây đau đớn nhưng nhiều chị em có cảm giác khó chịu. Nó xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục, khi bàng quang căng đầy nước.

Các cơn gò sinh lý kiểu này không làm giãn mở cổ tử cung, ngược lại các chuyên gia còn nhận thấy nó giúp cơ tử cung săn chắc hơn, làm gia tăng quá trình lưu thông máu đến nhau thai và là tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng khi cơn chuyển dạ thực sự xuất hiện.

Đa phần những chị em lần đầu mang thai, làm mẹ cho rằng cơn gò Braxton-Hicks làm mẹ đau đớn, không thoải mái nhưng thực tế là họ chưa trải nghiệm cảm giác đau đẻ thực sự nên mới nhận xét như vậy. Sự lo lắng, căng thẳng chỉ khiến cơn gò trở nên đau hơn nhưng chỉ cần bạn thay đổi tư thế hoặc dành thời gian nghỉ ngơi thì cơn gò sinh lý này sẽ nhanh chóng biến mất.

Vậy cơn gò chuyển dạ như thế nào mới là thật?
 

Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, mẹ bầu sẽ thấy các cơn đau tăng dần lên, kéo dài hơn, tần suất cũng dồn dập. Mỗi chị em lại có những cảm nhận khác nhau về cơn gò chuyển dạ, tuy nhiên đa phần các mẹ sẽ có dấu hiệu:

– Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng dưới rồi lan dần khắp vùng bụng, thậm chí là đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.

– Căng cơ ở vùng xương chậu, có cảm giác xương chậu bị chèn ép rất mạnh.

– Có cảm giác cơn đau chuyển dạ giống đau bụng kinh ở mức độ nghiêm trọng.

– Các đợt co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì.

Khi có cơn gò chuyển dạ nên làm gì để giảm bớt khó chịu?
 
 
Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giảm bớt sự khó chịu, đau đớn:

– Bạn có thể gọi điện cho bác sĩ điều trị của mình để xin tư vấn. Việc này sẽ khiến bạn gỡ bỏ tâm lý lo lắng, chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho việc “vượt cạn”.
 
– Đi bộ hoặc thay đổi vị trí nằm: đây cũng là một cách đơn giản giúp mẹ bầu phân biệt cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý. Nếu thấy hiệu quả bạn chỉ đang có cơn gò Braxton-Hicks.

– Tắm nước hơi ấm: giúp cơ thể thư giãn, làm dịu tử cung.
 
– Massage: sẽ giúp mẹ bầu bớt căng thẳng, lo lắng, đồng thời kiểm soát các cơn co thắt. Người nhà có thể massage lưng, hông giữa những cơn co để bà bầu dễ chịu.

– Bình tĩnh: đây là việc quan trọng cần làm để chị em phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ từ đó hiểu điều gì đang xảy ra để xử trí.

– Học cách hít thở: để điều chỉnh hệ thần kinh tự động đáp ứng với căng thẳng về tâm lý và thể chất xảy ra trong khi sinh, các mẹ nên hít thở theo từng cơn co của tử cung. Bên cạnh đó, hít thở đúng cách còn giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và con.

 
HM – Tổng hợp
Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Sức Khỏe
Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline

Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline