Mách mẹ mẹo hay giúp con có đôi chân dài thẳng không bị

Chân vòng kiềng là một dị tật nhẹ ở chân mà rất nhiều trẻ gặp phải. Đây là hậu quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Hình dáng của đôi chân càng trở nên rõ rệt khi bé bắt đầu đứng và tập đi. Trẻ em nếu không được cha mẹ chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị chân vòng kiềng ảnh hưởng xấu đến dáng của bé sau này đặc biệt là bé gái. 

 
Nguyên nhân khác khiến trẻ bị chân vòng kiềng
 
 -Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D.
 
– Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
 
– Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.
 
– Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt 
 
– Do di truyền, bệnh Blount tác động đến ống quyển
 
Bạn có thể bằng mắt thường để nhận biết chân vòng kiềng ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Ở chân của người bình thường khung xương chân sẽ thẳng song song, đầu gối và mắt cá chân bên trong sẽ thẳng khít lại mỗi khi khép. 
 
Ngược lại, người có chân bị vòng kiềng khi khép chân lại, phần khớp ở đầu gối sẽ bị lệch vào trong và làm cho đôi chân không thể thẳng song song. Một dạng vòng kiềng khác là khớp gối vẫn thẳng khít như thường nhưng khung xương cẳng chân lại cong theo vòng cung hướng về mặt sau hoặc cong theo hai bên ngoài tạo thành khoảng giữa khe chừng 1,5 cm. Các giới chuyên môn chia chân vòng kiềng thành hai kiểu: chữ X và chữ O.
 
Mách mẹ cách phòng ngừa hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ

– Cho bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu, có chế độ bổ sung can xi hoặc vitamin D, tắm nắng cho bé để xương “hấp thu” can xi tốt sẽ chắc khỏe.
 
– Không bắt trẻ tập đi sớm: 
 
Không cho bé ngồi xe tập đi quá sớm.
 
Không tập đi cho trẻ bằng phương pháp đỡ 2 nách trẻ.
 
Thời gian thích hợp để tập đi là ngoài 9 tháng.
 
 
Lưu ý:
 
Trọng lượng của cơ thể thường dồn ép xuống chân, vì vậy không được ép trẻ đứng hoặc đi quá sớm khi hệ xương chân của trẻ chưa đủ thời gian phát triển, khiến chân trẻ bị biến dạng (vòng kiềng). Độ tuổi tập đi của trẻ dao động khác nhau, từ 11- 24 tháng. Nếu thấy bé chưa có dấu hiệu tập đi thì không nên ép.
 
-Tránh để bé bị béo phì vì tình trạng thừa cân béo phì cũng gây ra quá tải, khiến đùi trẻ khép sát quá, chân sẽ có xu hướng bị cong.
 
– Bổ sung đầy đủ vitamin D và calci
 
Thiếu vitaminD trong thời gian dài sẽ làm giảm việc hấp thu calci, phốt pho và khiến sự phát triển của xương gặp trở ngại. Vitamin D và calci có tác dụng phát triển xương ở trẻ, vì vậy cần bổ sung đầy đủ calci cho trẻ, hạn chế tật vòng kiềng.
 
Phương pháp khắc phục, điều trị chân cong ở trẻ
 
Nếu chân bé chỉ cong ở cẳng chân thì không thể gọi là chân vòng kiềng, bố mẹ chỉ cần lo lắng khi chân của bé cong từ trên dùi xuống bàn chân. Vì vậy, ta phải phân biệt được chân cong sinh lý và chân cong bệnh lý.
 
Phần lớn, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong cẳng chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cong chân sinh lý, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 tuổi mà không cần xoa bóp hay điều trị gì.
 
– Nắn chân cho trẻ:
 
Từ 6 tháng đến 1 tuổi, các mẹ nên thường xuyên nắn tay chân cho trẻ hằng ngày. Khi nắn chân cho trẻ, bạn nên nắn một cách nhẹ nhàng, đều cả hai chân giúp lưu thông máu và thúc đẩy sự phát triển của cơ xương. 
 
 
Có nhiều cách chỉnh chân thẳng cho trẻ.
 
Mẹ hãy nắn chân theo hướng vào bên trong, từ trên đùi xuống mắt cá chân. Massage theo hướng khớp đầu gối bị dị dạng: hai tay đặt hai bên chân bé, dùng ngón cái ấn vào phần nhô ra trên đầu gối. Tiếp theo, hai tay dùng lực ấn vào phần gân bắp thịt trên chân, giúp hai bên dây chằng giãn ra, vị trí khớp lệch cũng dần lỏng ra và trở về bình thường. Mỗi ngày massage từ 3 – 5 lần. Nếu trẻ được nắn chân đều đặn, đến trên 1 tuổi sẽ tránh được hiện tượng chân vòng kiềng.
 
– Rèn luyện phần bắp thịt trong chân:
 
Tách hai chân bé rộng bằng vai và hơi khum vào bên trong. Sau đó, mẹ cho bé đứng lên ngồi xuống khoảng 20 cái. Chú ý không cho bé ngồi hẳn xuống. Một ngày tập từ 2-4 lần.
 
Các mẹ chú ý: Bác sỹ sẽ quyết định cần phải bó bột hay phẫu thuật sắp lại xương cho bé trong trường hợp chân vòng kiềng quá mức. Thường thì dùng phương pháp bó bột, chỉ khi phương pháp này không hiệu quả mới nghĩ đến phẫu thuật.
 
Vy Vy (TH/Theo Yeutre.vn)
 
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glupain Forte

Glupain Forte

Sức Khỏe
Siro Muhi màu hồng

Siro Muhi màu hồng