Một số bệnh nấm ngoài da (phần III)
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh nấm ngoài da có biểu hiện lâm sàng đa dạng với tổn thương ở nhiều vị trí.
-
Nấm tóc
Bệnh dễ lây, có loại gây thành dịch, tuổi nào cũng có thể bị nhưng tre em là tuổi hay gặp hơn cả
Căn nguyên; do nấm Trichophyton và Microsporum
Lâm sàng:
- Dạng có vây (dạng tiết bã): thường do nấm Microsporum gây nên, biểu hiện ở đầu có một vài mảng rụng tóc, hình bầu dục, đường kính từ 2 đến 6 cm, có phủ vảy trắng, xám mịn, tóc bị xém đều còn 3 đến 4mm, dễ nhổ và thường gặp ở trẻ em tuổi mẫu giáo và học sinh
- Dạng chấm đen: mảng rụng tóc tròn nhỏ, ranh giới rõ, số lượng nhiều, trong đó có sợi còn nguyên, có sợi bị xén ngắn còn 1 đến 2 mm, có sợi bị xén đến tận chân tóc để lại chấm đen ở da đầu. Nấm mạn tính chỉ là đám sẹo teo da. Thường do Trichophytin và Microsporum gây nên
- Dạng Kerion: Trichophyton và Microsporum gây nên. Lây từ súc vật sang người. Nấm gây viêm, tổn thương sưng tấy đỏ, đóng vảy tiết. Cậy vảy ở mỗi lỗ chân lông mủ trà ra , lỗ chỗ như tổ ong, gọi là Kerion de Celse.
- Dạng Favus: hiếm gặp hơn các dạng trên, tổn thương là những chấm nhỏ màu đỏ vàng, phát triển thành những vảy màu vàng lưu huỳnh, hình đĩa lõm, có mùi hôi như chuột chết. Có thể lan ra khắp đầu gây nên tổn thương hói đầu vĩnh viễn.
Chẩn đoán:
- Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng: có gãy tóc, rụng tóc thành từng đám. Dựa vào cận lâm sàng: soi tươi, nuôi cấy thấy co nấm gây bệnh
- Chẩn đoán phan biệt:
Rụng tóc Pelade: rụng tóc không rõ căn nguyên, rụng nhanh thành từng mảng, có thể rụng khắp da đầu để lại nền da nhẵn, thường gặp ở người lớn sau một thời gian tóc có thể mọc tở lại
Rụng tóc do giang mai: rụng tóc rải rác kiểu rừng thưa, kèm theo có cá biểu hiện khác của giang mai, xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính, xét nghiệm không có nấm gây bệnh
Rụng tóc da dầu: thường rụng tóc ở vùng trán, vùng đỉnh gây nên đầu hói.
-
Dự phòng bệnh nấm ngoài da
- Phòng bệnh cấp 1:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ gìn da luôn sạch sẽ
Vệ sinh môi trường xung quanh
Khi da bị tổn thương tránh co xát, tránh gãi trước khi bôi thuốc, không được bôi cỏticoid
Cám bộ y tế cơ sở thường xuyên được bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin về bệnh da và thuốc, tuyên truyền cho nhân dân phòng bệnh nấm và các tai biến do dùng thuốc gây nên
- Phòng bệnh cấp 2:
khi phát hiện được bệnh phải điều trị ngay, đúng thuốc, đúng phương pháp
khi thầy thuốc cho đơn,tránh dùng các thuốc kích ứng da mạnh ở vùng kẽ hoặc ở vùng da mặt, tránh viêm da thứ phát hoặc thâm da
nếu tổn thương có biến chứng phải điều trị biến chứng trước rồi mới điều trị bệnh nấm
- Phòng bệnh cấp 3: khi phát hiện bệnh nặng, tổn thương lan tỏa, cần phải chuyển đến tuyến chuyên khoa để điều trị
Không có bình luận