Một số triệu chứng và cách điều trị giãn phế quản
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Giãn phế quản là một bệnh mà phế quản lớn giãn mà phế quản nhỏ bình thường hoặc phế quản nhỏ giãn mà phế quản lớn vẫn bình thường, giãn thường không hồi phục. Giãn phế quản khi lòng phế quản lớn hơn bình thường, bệnh có thể bẩm sinh hoặc mắc phải khi trưởng thành. Bệnh thường phải điều trị bằng mổ.
Một số loại giãn phế quản thường gặp:
Giãn phế quản thể ướt
Giãn phế quản thể khô
Giãn phế quản hình túi, hình kén, hình ống, hình tràng hạt
Giãn phế quản thứ phát : bệnh xảy ra sau một bệnh của phổi hoặc phế quản
Giãn phế quản bẩm sinh: bệnh xảy ra khi còn là bào thai
Giãn phế quản lan tỏa: giãn nhiều thùy ở cả hai bên phổi, bệnh từ lúc trẻ, bệnh nhân nhanh suy hô hấp mà không phẫu thuật được
Giãn phế quản cục bộ : giãn ở 1-2 phân thùy
Giãn do tắc phế quản: tắc do dị vật làm phế quản bị viêm nhiễm , tắc do u trong lòng phế quản, tắc phế quản do sẹo cũ của chấn thương, viêm nhiễm
Giãn do viêm, hoại tử thành phế quản: có thể do lao, có thể gặp ngay khi mới bị bệnh lao; giãn sau khi bị một số bệnh viêm như viêm phổi do vi khuẩn, virus, do sặc ; bệnh nhân bị xơ hóa ; giãn do u , xơ như áp xe phổi; giãn phế quản bẩm sinh là do vách phế quản viêm nhiễm từ khi là bào thai
Triệu chứng của giãn phế quản:
Khạc đờm, đờm mủ hôi thối, có thể đờm tắc không ra được
Ho ra máu , ho có thể kéo dài, có khi khạc ra máu
Bệnh nhân khó thở, có thể tím tái
Đau ngực
Móng tay khum, ngón dùi trống
Biến chứng của bệnh:
Bệnh kéo dài có thể gây tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, viêm phổi tái phát, áp xe não, suy hô hấp, suy tim
Có thể có bội nhiễm
Cách điều trị bệnh:
Dẫn lưu đờm mủ: để bệnh nhân ho khạc đờm, để bệnh nhân đầu dốc cho mủ dễ ra ngoài , vỗ rung lắc lồng ngực
Điều trị bội nhiễm bằng cách dùng kháng sinh như penicilin, amoxilin
Dùng thuốc giãn phế quản , salbutamol,morphin,…
Cho bệnh nhân uống đủ nước, truyền dịch
Dùng các bài tập thể dục phục hồi hô hấp
Cho bệnh nhân ăn lỏng, nằm nghỉ
Trường hợp ho ra máu nặng cần truyền máu, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản để hút bỏ các cục máu đông gây bít tắc phế quản
Trường hợp nặng hơn có thể cho thở oxy, hoặc phẫu thuật cắt thùy, phân thùy, nặng hơn có thể cắt thùy phổi hoặc một bên phổi
Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp nội soi soi hút dịch, bơm rửa lòng phế quản, giải phóng đờm, mủ bít tắc
Không có bình luận