Theo Đông y, Bì lợn (Trư bì) có v??

Tên khác
Bì Lợn, Bì Heo

 Theo Đông y, Bì lợn (Trư bì) có vị hơi mặn, tính bình, không độc, tác dụng dưỡng huyết, ngừa thoái hóa khớp, mịn da. Được dùng chữa gân cơ mềm yếu, vẩy nến, nhức mỏi, đau cứng khớp, vết thương lâu lành, trẻ em còi cọc, loãng xương và sản phụ thiếu sữa.

Trư Bì, Bì Lợn, Bì Heo
Trư Bì

Theo dược tính Y học hiện đại bì lợn rất giàu chất protein, lipid, glucid, canxi, photpho, sắt…đặc biệt chứa nhiều chất collagen, keratin, elastin. Dùng bì lợn liều phù hợp là nguồn bổ sung collagen rất tốt… 

Dưới đây là một số món ngon bài thuốc quý có tác dụng chữa bệnh từ bì lợn:

1. Chữa gân cơ mềm yếu (Nuy chứng):

Nên dùng bài “Gỏi bì chân lợn” gồm bì chân lợn, luộc, đu đủ xanh, cà rốt, hành tây đều thái sợi, rau răm, hành phi, đậu phộng rang, mắm, đường, chanh, gia vị vừa đủ làm gỏi ăn.

Bài có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, khỏe gân xương… Bài chữa trẻ em còi cọc bệnh chóng mặt, khó ngủ, cầu táo bón, ngăn ngừa thoái hóa khớp dùng đều tốt.

2. Chữa chứng vảy nến do huyết hư táo:

Nên dùng bài “Canh Bì lợn khổ qua” gồm Bì chân lợn tẩm gia vị băm nhỏ cùng nấm mèo, hành, đậu hũ, mắm, muối gia vị vừa đủ, các vị trộn đều nhồi vào trái khổ qua nấu canh ăn. 

Bài có tác dụng, dưỡng huyết, nhuận táo, thanh nhiệt.. bài còn chữa chứng huyết hư da khô sần ngứa gãi, dùng đều tốt.

3. Chữa chứng nhức mỏi do huyết hư:

Nên dùng bài “Nộm Bì lợn ngó sen” gồm  ngó sen, Bì tai lợn, cà rốt, hành tây thái lát, nước mắm, ớt quả, đường, chanh hoặc giấm, muối, rau quế, lạc rang, gia vị vừa đủ làm nộm ăn.

Công dụng dưỡng huyết, khỏe cơ khớp, dưỡng tâm tỳ… bài còn dùng rất tốt với người ăn ngủ kém nhức mỏi, người lớn loãng xương, trẻ em còi cọc đều tốt.

4. Chữa chứng đau cứng khớp:

Nên dùng bài “Nộm bì tai heo hoa chuối”: Gồm Bì tai heo luộc thái mỏng, hoa chuối, cà rốt, hành tây, dưa chuột, giá đậu, kinh giới, ngò tàu, lạc rang, chanh đường gia vị vừa đủ làm nôm ăn.

Tác dụng bổ huyết, ích cơ khớp, hóa đàm nhuyễn kiên, thông kinh hoạt lạc. Bài còn dùng chữa chứng phong thấp tay chân tê mỏi dùng đều tốt.

Trư Bì, Bì Lợn, Bì Heo

5. Chữa vết thương lâu lành:

Nên dùng bài “Canh Bì lợn bắp cải”: Gồm bì chân lợn, nấm mèo, hành tây, các vị thêm mắm gia vị đều bầm nhỏ và đầm vào lá bắp cải nấu canh ăn.

Công dụng dưỡng khí huyết, sinh cơ liền sẹo, khỏe gân xương. Tác dụng dưỡng huyết, lợi cơ khớp, mịn da…Bài này còn dùng chữa đau đầu chóng mặt khó ngủ, đều tốt.

6. Chữa chữa trẻ em còi:

Nên dùng bài “Bì tai lợn xào nấm” gồm: Bì tai lợn thái mỏng, nấm rơm, nấm mèo, dưa leo, dầu ăn, củ sả,  hành tím, nước tương gia vị vừa đủ, xào ăn.

Tác dụng bổ khí dưỡng huyết, dưỡng gân xương…bài dùng giúp ngăn ngừa loãng xương trẻ em còi, chứng da khô nhăn, vết sẹo mun nhọt lâu lành, chứng vẩy nến do huyết hư dùng đều tốt.

7. Chữa nhức mỏi các khớp, loãng xương:

Nên dung bài “ Bì lợn nấu đông” Gồm da thủ lợn, chân giò lợn nấu đông, ăn kèm dưa hành muối cua. Bài có tác dụng nhức mỏi huyết hư, da khô sần ngứa gãi, tóc khô bạc sớm dùng đều tốt.

8. Chữa cho sản phụ thiếu sữa:

Nên dùng  Bài “Nem thính Bì lợn”: Gồm Bì chân lợn, lá sung, lá đinh lăng, gao rang, chanh, ớt, riềng, tỏi, nước mắm ngon gia vị vừa đủ. Bằng cách Bì chân lợn loại còn non, làm sạch luộc thái sợi, gạo giã nhỏ làm thính, thêm mắm, chanh gia vị vừa đủ trộn đều bóp nem, khi ăn kèm lá sung, và lá đinh lăng, rau mùi rau thơm chấm mắm ăn.

Kiêng cữ: Bì lợn giàu protein, lipid không dùng nhiều cho người bệnh gút, mỡ máu cao. 

 

Nguồn tham khảo

Dongyminhphuc

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrains

GoodBrains

Sức Khỏe
1
Viêm Xoang Kim Hòa

Viêm Xoang Kim Hòa