Nguyên nhân và cách điều trị hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay, bây giờ đã có những bước tiến mới trong thăm khám và điều trị bệnh tuy nhiên bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không để lại những hậu quả xấu. Bệnh làm tăng áp lực nhĩ trái, gây ứ huyết phổi, suy tim phải,…

Nguyên nhân hẹp van hai lá :

          – Di chứng thấp tim là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này

          – Do bẩm sinh van hai lá hình dù làm cho một cột cơ mà tỏa ra dây chằng tới cả hai lá làm van hẹp, do trên van có vòng thắt

          – Một số bệnh gây xơ hóa van hai lá như viêm khớp dạng thấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, lupus ban đỏ,…

Triệu chứng của bệnh hẹp van hai lá : triệu chứng của bệnh ban đầu không có trong một thời gian dài, sau đó đến khi bệnh tiến triển nặng mới phát hiện được. Một số triệu chứng thường gặp là :

          – Khó thở khi lao động nặng, khó thể có thể kèm theo ho hoặc rít

          – Khó thể nặng về đêm, đặc biệt khi nằm

          – Hen phổi, phù phổi

          – Ho ra máu, khi ho có thể có đờm

          – Khàn tiếng

          – Hồi hộp, tim đập nhanh, có thể choáng, đau ngực

          – Mệt mỏi, yếu ớt

          – Nếu bệnh bẩm sinh có thể làm trẻ châm phát triển thể chất, sức khỏe kém, lồng ngực có thể biến dạng

          – Da, đầu chi xanh tím

Một số phương pháp phát hiện bệnh:

          – Dùng phương pháp điện tâm đồ

          – X-quang ngực

          – Siêu âm- doppler tim là biện pháp hay được lựa chọn để đánh giá diện tích lỗ van hai lá, đo dòng chảy qua van,…

          – Thông tim thăm dò huyết động là phương pháp chính xác

Một số biến chứng của bệnh:

          – Suy tim là biến chứng thường gặp khi bệnh không được điều trị sớm và triệt để

          – Phù phổi cấp là biến chứng khi bệnh nhân có van hai lá bị khít, bệnh nhân gắng sức, khi nhiễm trùng,…

          – Rung nhĩ làm bệnh diễn ra nặng hơn, làm hình thành cục máu đông, dễ dẫn đến tắc mạch

          – Tắc mạch như là tắc mạch đại tuần hoàn tai biến mạch máu não, tắc mạch chi dưới, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận, nhồi máu lách,tắc mạch phổi,…

          – Bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị trầm cảm

Cách điều trị bệnh:

          – Nếu bệnh nhân mới chỉ khó thở nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc lợi tiểu, hạn chế muối ăn

          – Khi ở mức độ vừa cần tránh gắng sức, tránh các thuốc giãn động mạch

          – Dùng một số loại thuốc như digitalis, thuốc kháng vitamin K, dùng kháng sinh,…

          – Nếu bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc không điều trị triệt để thì có thể phẫu thuật mổ tách van, thay van, sửa van,…

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350