Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của đái mủ

Đái mủ là hiện tượng các tế bào mủ tức bạch cầu đa nhân trung tính trong nước tiểu đến mức mắt thường cũng cảm nhận được. Nước tiểu màu mủ sánh để lâu có lắng cặn mủ dính vào đáy ống nghiệm hoặc đáy bô, hoặc thành ống thông tiểu. Nếu tế bào mủ ít thì nước tiểu có màu đục trắng kèm dây mủ lờn vờn, hạt mủ lấm tấm ít hơn nữa chỉ thấy màu đục, cần soi kính hiển vi để xác định.

Đái bạch cầu cũng được gọi là đái mủ vì thành phần chủ yếu của mủ trong nước tiểu thực chất là bạch cầu đa nhân có thoái hóa hoặc chưa thoái hóa. Cặn mủ chủ yếu là tế bào mủ ngoài ra còn có một số tế bào biểu bì, tế bào biểu mô bị thoái hóa, vi khuẩn ,sợi tơ huyết hoặc chất nhầy..

Đái mủ có thể kèm theo máu làm cho nước tiểu có màu sữa chocolate rất dễ nhầm với đái máu kèm theo dưỡng chấp

I/Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh :

Đái mủ có thể là hậu quả của quá trình viêm có nhiễm khuẩn thông thường, quá trình viêm không có nhiễm khuẩn hoặc quá trình viêm đặc hiệu : viêm lao, nấm và lậu cầu.

1/ Viêm niệu đạo :

  • Đái mủ thông thường là do lậu cầu nhưng cũng có thể viêm mủ niệu đạo không do lậu.
  • Bệnh nhân có thể có kèm đái buốt hoặc không. Có thể quan sát mủ niệu đạo tại chỗ hoặc qua soi kính hiển vi dịch niệu đạo

2/ Viêm tuyến tiền liệt hoặc tuyến tiền liệt – niệu đạo :

  • Thường gặp ở người nhiều tuổi, có kèm đái buốt, hoặc đau vùng quanh hậu môn vùng trên xương mu.
  • Nếu có đau nhiều, sốt, thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt sưng to và đau có thể do áp xe tuyến tiền liệt.
  • Nếu có đái khó, đái ngắt quãng, đái ngập ngừng, hoặc đái nhỏ giọt, có thể đái mủ ở bệnh nhân phì đại lành tính hoặc ung thư tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn.

3/ Viêm bàng quang : thường có đái buốt, đái dắt kèm đái mủ. Soi bàng quang có thể thấy viêm loét cặn mủ.

4/ Thận ứ mủ : thường do các nguyên nhân tắc nghẽn gây thận ứ nước kèm nhiễm khuẩn gây thận ứ mủ. Có thể có áp xe trong thận do nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc sau khi nhiễm khuẩn huyết.

5/ Đái mủ vô khuẩn : có mủ hoặc bạch cầu niệu nhiều nhưng khi đem nuôi cấy vi khuẩn không thấy mọc. Nguyên nhân có thể là do dị vật lọt vào bàng quang, sỏi không nhiễm khuẩn, nấm, lao thận, u thận nhiễm khuẩn, đào thải thận ghép dùng nhiều kháng sinh, dùng nhiều cyclophoshamid, hoặc lẫn khí hư âm đạo.

 

II/Chẩn đoán phân biệt:

1/ Đái dưỡng chấp : sợi kính hiển vi không gặp tế bào mủ.

2/ Đái cặn phosphocalci: soi hiển vi thấy cặn

3/ Đái có chất nhầy mucin

 

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên