Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Clostridium perfringens
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Clostridium perfringens có đặc điểm lâm sàng là không sốt, có rối loạn tiêu hóa như nôn, ỉa chảy, bệnh diễn biến nhan, tỷ lệ tử vong cao khoảng 30%.
Dịch tễ học:
- Mầm bệnh: clostridium perfringens là trực khuẩn gram dương, sống yếm khi có nha bào. Chia ra 6 typ A, B, C, D, E, F. Gây bệnh cho người phổ biến là A, F, C. Ngoại độc tố anpha của chủng A và ngoại độc tố Beta của chủng F gây tổn thương niêm mạc và rối loạn chức năng hấp thu của ruột.
- Nguồn bệnh: clostridium perfringens có phor biến ở thiên nhiên, thường ở đất, thường xuyên ở phân người, phân súc vật sống cộng sinh ở đường tiêu hóa.
- Đường lây: bệnh lây theo đường tiêu hóa, thường qua thực phẩm bị ô nhiễm như thịt, cá, đồ hộp…
- Tính chất dịch: bệnh thường gây dịch nhỏ.
Bệnh sinh:
Độc tố của trực khuẩn clostridium perfringens gồm độc tố anpha và beta làm tổn thương niêm mạc ruột, gây rối loạn chức năng hấp thu, độc tố ngấm vào máu từ đó tới các phủ tạng gây tổn thương thành mạch dẫn tới xuất huyết hoại tử.
Lâm sàng:
Bệnh cảnh lâm sàng không có sốt, thời gian nung bệnh ngắn từ 6-24 giờ
- Thể thông thường: khởi phát đột ngột, không sốt, các triệu chứng nôn, ỉa chảy, đau bụng, bệnh diễn biến nhanh.
- Thể nặng: có thể mất nước, phân như nước vo gạo dẫn tới tình trạng trụy mạch
- Thể rất nặng: đau bụng dữ dội, bụng chướng, ỉa chảy nhiều lần, phân toàn máu, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Tỷ lệ tử vong cao 30%.
Chẩn đoán bệnh:
- Chẩn đoán xác định:
Lâm sàng: thời gian nung bệnh ngắn, không có sốt, đau bụng nhiều, bệnh diễn biến nhanh chóng trong vòng một ngày.
Cận lâm sàng: phân lập mầm bệnh, phát hiện độc tố từ thực phẩm nghi ngờ, từ bệnh phẩm: dịch nôn, nước rửa dạ dày, máu, phân. Lấy bệnh phẩm ở tử thi (ruột, chất dịch phúc mạc).
- Chẩn đoán phân biệt:
Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do tụ cầu
Điều trị:
Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn huyết
Chủ yếu là điều trị triệu chứng: bồi phụ nước điện giải, cho bệnh nhân uống dung dịch oresol hoặc các dung dịch thay thế khác như nước cháo muối, nước muối đường. Nếu bệnh nhân không uống được hoặc mất nước nặng cần bổ sung dịch bằng đường truyền. sử dụng các loại dịch truyền đẳng trường như ringer lactat, natri clorua 0,9%, glucose 5%. Trợ tim mạch trong trường hợp cần thiết.
Phòng bệnh:
kiểm tra thực phẩm tại lò sát sinh, trong các quá trình làm thịt, vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm, nhất là các thực phẩm từ thịt, cá.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Clostridium perfringens
Không có bình luận