Pantajocin 4,5g
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Thuốc kháng sinh
Giá: Liên hệ.
Mô tả: CHỈ ĐỊNH Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trừ viêm tuyến tiền liệt Nhiễm khuẩn ổ bụng ống mật Nhiễm khuẩn da Sốt do nhiễm khuẩn ở
THÀNH PHẦN
Piperacillin sodium tương đương với Piperacillin….4g
Tazobactam sodium tương đương với Tazobactam ..500mg
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trừ viêm tuyến tiền liệt
– Nhiễm khuẩn ổ bụng, ống mật
– Nhiễm khuẩn da
– Sốt do nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
Piperacillin và Tazobactam dạng tiêm sử dụng đường tĩnh mạch truyền trong 30 phút. Tổng liều mỗi ngày cho người trưởng thành là 12g Piperacillin và 1,5g Tazobactam dùng trong vòng 7 ngày, cứ 4,5g mỗi 8 giờ. ¨ Viêm phổi bắt đầu với liều 3,375g mỗi 4 giờ phối hợp với một kháng sinh aminoglycoside. Thời gian trị liệu khuyến cáo từ 7 – 14 ngày. Tiếp tục aminoglycoside ở các bệnh nhân phân lập được P. aeruginosa. Nếu không phân lập được khuẩn này, có thể ngưng aminoglycoside tuỳ độ nặng của nhiễm trùng và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và sự phát triển của vi khuẩn. ¨ Suy chức năng thận: ở các bệnh nhân thiểu năng thận (thanh thải creatinin < 90 ml/phút) nên điều chỉnh liều truyền tĩnh mạch theo mức suy thận. Trên bệnh nhân viêm phổi điều trị phối hợp với aminoglycoside, điều chỉnh liều aminoglycoside tương ứng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người quá mẫn với nhóm kháng sinh beta-lactam (bao gồm cả penicillin và cephalosporin) hoặc với thuốc ức chế beta-lactam
THẬN TRỌNG
– Điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân thẩm tách máu, dựa trên độ thanh thải creatinin
– Dùng thận trọng với bệnh nhân bị tăng bạch cầu nhân đơn nhiễm khuẩn
– Có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu. Phản ứng này liên quan tới những bất thường của xét nghiệm đông máu như thời gian prothrombin và thời gian chảy máu. Phổ biến ở bệnh nhân suy thận. Nếu hiện tượng chảy máu rõ rệt ngừng dùng thuốc và sử dụng biện pháp điều trị thích hợp
– Mỗi lọ thuốc có hàm lượng Natri là 216mg, tương đương với 9.36mmol Natri/ lọ
– Ở những bệnh nhân có mức Kali huyết thấp hay những người đang điều trị với các thuốc làm giảm Kali cần phải định kỳ xác định nồng độ chất điện giải trong huyết thanh do nguy cơ hạ Kali huyết
– Sự giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính có thể xuất hiện đặc biệt trong thời gian điều trị kéo dài. Vì thế, cần phải định kỳ đếm tế bào máu
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 10 lọ
NHÀ SẢN XUẤT
Patar Lab. Ltd., Part.
Không có bình luận