phòng chống bệnh tả

Contents

Phòng chống bệnh tả chia làm hai thời kì.

  1. Khi chưa có dịch

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch. Kiểm tra nguồn nước sinh hoạt, loại trừ những nguyên nhân làm bẩn nguồn nước
  • Xử lý tốt chất thải, rác: kiểm soát chặt chẽ cống rãnh,đặc biệt là cống rãnh có nước thải bẩn và phân đổ ra sông ngòi, ao hồ.
  • Tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong nhân dân: cần tuyên truyền cho người dân biết và phát hiện sớm bệnh tả để được cách ly điều trị kịp thời. Vận động người dân thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay diệt ruồi, không phóng uế bừa bãi ra sông ngòi, ao hồ, không dùng phân tươi để bón rau, sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
  • Vacxin phòng tả: sử dụng vacxin phòng tả không phải là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

Hiện nay Việt Nam đã có vacxin phòng tả uống do viện vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất. Vacxin có hiệu quả bảo vệ tới 90% các trường hợp được uống phòng.

Chỉ định: trước khi xảy ra dịch ở những vùng có nguy cơ bùng nổ dịch tả, những người đến công tác ở vùng dịch

Cách dùng và liều dùng: trẻ em và người lớn uống 1,5 ml x 2 liều cách nhau 14 ngày

  1. Khi có dịch xảy ra

  • Thực hiện biện pháp cách li dịch, kiểm soát biên giới khi đang có dịch xảy ra
  • Điều trị dự phòng bằng kháng sinh: chỉ dùng khi có dịch tả và dùng kháng sinh một thời gian ngắn để phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân tả và nhân viên y tế phục vụ bệnh nhân

Thường dùng ciprofloxacin 1g/ ngày liều duy nhất với người lớn

Hoặc azithromycin 0,5 g/ngày liều duy nhất đối với phụ nữ có thai, cho con bú và 10 mg/kg/ngày liều duy nhất đối với trẻ em

  • Trong quá trình điều trị và vận chuyển bệnh nhân tả cần chú ý:

    chloramin B

Chế độ phòng dịch đối với cán bộ y tế và người nhà phục vụ bệnh nhân tả: chỉ dùng guốc, dép, áo choàng riêng khi vào phòng bệnh nhân, sau khi phục vụ xong để lại phòng của bệnh nhân mà không mang ra ngoài. Sau đó rửa tay bằng xà phòng, ngâm tay trong dung dịch Cloramin B hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần thăm khám hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và chất thải của bệnh nhân.

Chuyên chở bệnh nhân: phải đảm bảo không làm lây lan vi khuẩn trên đường đi. Trên cáng bệnh nhân phải trải nilon, phải có dụng cụ đựng chất thải của bệnh nhân. Phương tiện vận chuyển bệnh nhân sau đó phải được khử trùng bằng dung dịch Cloramin B 2-3 % hoặc Cresyl 3-5%

Chế độ ra viện: sau khi khỏi về lâm sàng cần cấy phân 3 lần âm tính cách nhau 2 ngày mới được ra viện

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Sức Khỏe
Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline

Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline