Phương pháp châm (phần 3)
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Châm kim là giai đoạn quan trọng nhất của phương pháp châm.
Thủ thuật châm kim gồm:
- Luyện tập châm kim thành thạo
Luyệ lực ngón tay
Luyện châm kim nhiều lần vào miếng xà phòng hoặc túi vải có nhét bông.
- Các giai đoạn tiến hành châm kim
Chọn huyệt: Tìm vị trí huyệt, dùng ngón tay ấn lên trên huyệt để xác định huyệt.
Sát trùng vùng da bằng cồn 90 độ
Châm qua da: cần châm nhanh vì dưới da có các mạt đoạn thần kinh cảm giác.
Châm vào cơ: nông hay sâu tùy vùng da và dùng các phương pháp để đạt tới đặc khí, sau đó tùy tình trạng bệnh nhân mà dùng phương pháp bổ hay tả để nâng cao hiệu quả của châm.
Muốn thực hiện tốt việc châm kim thì thủ pháp phải chắc chắn, dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, thường có mấy động tác sau đây để làm căng mặt da:
Đầu ngón tay trái ấn vào huyệt, tay phải châm kim
Đầu ngón cái và ngón trỏ tay trái căng mặt da vùng huyệt, tay phải châm kim.
Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da, tay phải châm kim.
Vấn đề đắc khí khi châm kim
- Cơ sở lý luận: theo Linh khu: điều cốt yếu của việc châm là khí có đến mới công hiệu. Đắc khí, nói đơn giản là châm đợi khí đến, nó là vấn đề quan trọng bậc nhất trong châm, quyết định kết quả châm có tốt hay không.
- Những hiện tượng xảy ra khi đắc khí
Bệnh nhân thấy nặng, tức, tê giật ở nơi châm
Tê dọc theo đường kinh (lên trên hoặc dưới huyệt châm)
Kim bị mút chặt như cá cắn câu
Hãn hữu có trường hợp da đỏ bừng hay tái nhợt trên hoặc dưới đường kinh.
- Làm gì để đắc khí:
Chọn huyệt đúng
Khi châm kim, nếu đắc khí thì được, nếu chưa đắc khí thì rút kim lên đâm kim xuống, động tác chim sẻ mổ cho tới khi đắc khí, làm như vậy nhằm giải quyết hai hiện tượng:
Châm chưa đúng huyệt thì sẽ đúng huyệt
Tăng cường độ để đạt tới ngưỡng kích thích
Vấn đề bổ tả khi châm kim
- Khái niệm: bổ tả là thủ thuật được áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của châm cứu.
Cơ sở lý luận: hư thì bổ, thực thì tả.
- Các thủ thuật bổ tả chính
Cường độ: sau khi châm đã đắc khí, vê kim nhiều lần là tả, không vê kim là bổ.
Hô hấp: thở vào châm kim, thở ra hết rút kim là tả.
Thở ra hết châm kim, hít vào rút kim là bổ.
Châm đón: châm kim đắc khí, để kim ngược đường kinh là tả; châm kim đắc khí, để kim xuôi đường kinh là bổ.
Tốc độ: châm vào chậm, rút ra nhanh là bổ;, châm vào nhanh, rút ra chậm là tả.
Đóng mở: khi rút kim: ấn chặt nơi châm là bổ, không ấn nơi châm là tả.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Phương pháp châm (phần 3)
Không có bình luận