Phương pháp điều trị bệnh lỵ trực khuẩn

Contents

Điều trị bệnh lỵ trực khuẩn dựa vào triệu chứng, biến chứng và căn nguyên gây bệnh để đưa ra các chỉ định phù hợp.

Bồi phụ nước điện giải

  • Bồi phụ nước điện giải bằng đường uống khi bệnh nhân còn uống được, bệnh nhân không nôn và mất nước dưới 10% trọng lượng cơ thể.

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo dùng oresol gồm 20 g glucose + 3,5 g NaCl + 2,5 g NaHCO3 + 1,5 g KCl

Nếu không có oresol thì dùng các dung dịch thay thế khác như nước cháo, nước thường pha ít muối vừa đủ uống.

  • Trong trường hợp uống không có kết quả, bệnh nhân nôn hoặ mất nước trên 10% trọng lượng cơ thể thì phải bù nước bằng đường truyền tĩnh mạch. Dịch truyền tĩnh mạch tốt nhất cho bệnh nhân là sử dụng dung dịch Ringerlactat. Nếu không có có thể dùng các dung dịch thay thế khác như NaCl 0,9%, NaHCO3 1,4%, với tỉ lệ 2/1 hoặc 3/1.

    Ringer lactat
  • Bù kali trong trường hợp cần thiết do bệnh nhân được bù dịch không có Kali hoặc không bù đủ kali, bù theo đường uống và khi bệnh nhân đã đi tiểu bình thường.
  • Khi bệnh nhân có nhiễm toan thì bổ sung bằng dung dịch Natribicarbonat.

 

Kháng sinh

  • Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian và giảm thời gian bệnh thải vi trùng ra ngoài theo phân.
  • Đối với các vùng có vi khuẩn kháng thuốc:

Người lớn dùng Luoroquinolon với liều lượng như sau:

Ciprofloxacin 500 mg, liều uống 20 mg/kg/24 giờ, chia 2 lần trong ngày x 5 ngày

Pefloxacine 400 mg, liều uống 15 mg/kg/24 giờ, ngày chia 2 lần x 5 ngày.

Ofloxacine 200 mg liều uống 10 mg/kg/24 giờ chia 2 lần trong ngày x 5 ngày.

Thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 16 tuổi do ảnh hưởng tới tới sự phát triển của sụn khớp, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Đối với người già và phụ nữ có thai sử dụng các thuốc:

Azithromycine 0,25 g x 4 viên một ngày chia 2 lần x 5 ngày

Trẻ em có thể dùng: acid Nalidixic Negram 33 – 55 mg /kg/24 giờ x 5 ngày. Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 3 tháng tuổi.

  • Đối với vùng chưa có vi khuẩn kháng thuốc thì dùng các loại thuốc sau:

Ampicillin viên 0,5 g uống liều như sau:

Trẻ em 100 mg/kg/24 giờ, chia 4 lần x 5 ngày

Người lớn 2-4 g/24 giờ, chiaa 4 lần x 5 ngày

TMP + SMT:

Người lớn 4 viên / 24 giờ, chia 2 lần x 5 ngày

Trẻ em 48 mg /kg/ 24 giờ chia 2 lần x 5 ngày.

Điều trị triệu chứng:

  • Các thuốc giảm nhu động ruột không nên sử dụng mặc dù có thể cải thiện được triệu chứng của bệnh nhân vì thuốc làm kéo dài thời gian bệnh và làm chậm thải trừ vi trùng.
  • Khi trẻ sốt trên 39 độ C dễ gây co giật có thể cho trẻ uống hạ sốt bằng Paracetamol

với liều 10 – 15 mg/kg/ lần. hạ sốt cho bệnh nhân khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.

Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng vitamin nhóm B.

Chế độ ăn:

Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân không nên kiêng khem quá kĩ. Nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, thức ăn rắn và thức ăn nhiều dầu mỡ, chất tanh, đường sữa. Ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít. Trẻ bú mẹ vẫn phải bú sữa mẹ bình thường.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrain’s

GoodBrain’s

Sức Khỏe
Cadiflex 1500mg gói

Cadiflex 1500mg gói