6 Phương Thuốc Điều Trị Đau Bụng Do Chứng Hàn
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Đau Bụng Do Chứng Hàn thường do dùng thức ăn sống lạnh, hàn thấp, hư hàn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các phương cách điều trị bệnh hiệu quả. Mời cả nhà tham khảo.
1. Cảm ngoại hàn hoặc ăn thức ăn sống lạnh.
Triệu chứng: Đau bụng mạnh cấp, gặp lạnh đau thêm, chườm nóng thì đõ, miệng không khát, tiểu trong, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm khẩn.
Phép điều trị: Ôn trung tán hàn.
Phương thuốc: Lương phụ hoàn (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)
Riềng (sao khô): 80g
Củ gấu: 40g
Sao khô, sấy khô tán mịn, rây mịn cho vào lọ nút kín, dùng dần. Người lớn mỗi lần 8g uống với nước chè nóng. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần uống 2-6g hầm với nước sôi, lọc trong cho uống.
Ý nghĩa: Riềng để ôn trung tán hàn. củ gấu để hành khí chỉ thông.
Phương thuốc kinh nghiệm. Sinh khương 12g sắc uống để ôn trung tán hàn hòa vị.
Phương thuốc: Lý trung thang giảm Bạch truật, thêm Mộc hương, Sa nhân để ôn trung khứ hàn, hòa vị chỉ thống.
2. Đau bụng do hàn thấp.
Triệu chứng: Triệu chứng trên thêm nôn, ỉa phân sột sệt, người mệt mỏi nặng nề, ngực hoành đầy tức, rêu lưỡi trắng cáu
Phép điều trị: Tán hàn hóa thấp
Phương thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương)
Hoắc hương: 3 đồng cân
Tử tô: 1 đồng cân
Bạch chỉ: 1 đồng cân
Cát cánh: 2 đồng cân
Bạch truật: 2 đồng cân
Hậu phác: 2 đồng cân
Bán hạ: 2 đồng cân
Đại phúc bì: 1 đồng cân
Phục linh: 1 đồng cân
Trần bì: 2 đồng cân
Cam thảo: 2,5 đồng cân
Ý nghĩa: Hoắc hương để hóa thấp trọc, hợp với Tử tô, Bạch chỉ để tán hàn táo thấp. Hậu phác, Đại phúc bì để táo thấp trừ mãn. Phục linh, Bạch truật để kiện tỳ hóa thấp, Trần bì, Bán hạ để giáng nghịch lý khí hóa đờm hòa vị. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Thường dùng ở cảm hàn thương thấp vào tháng thử (hè).
Nếu do ăn thức ăn không sạch, làm tổn thương tỳ vị, có nôn, buồn nôn thêm Sa nhân, Đậu khấu, Y dĩ, Biển đậu.
3. Đau bụng do hư hàn.
Triệu chứng: Ăn thức lạnh dễ đau bụng, đau liên miên,
Ý nghĩa: Di đường để ôn trung bổ hư. Quế chi hợp với Di đường để phát huy tác dụng ôn trung bể hư tốt hơn. Bạch thược hợp Cam thảo để hòa lý hoãn cấp, Quế chi, Sinh khương để thông dương ôn trung tán hàn hòa vị.
Khi đau khi thôi, thích nóng sợ lạnh, mỏi mệt, đoản khí ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Phép điều trị: Ôn trung ích khí tán hàn.
Phương thuốc: Ôn tỳ vị thang (Thuốc nam châm cứu – đau bụng)
Sâm bố chính: 20g
Củ sả: 20g
Can khương: 16g
Sa nhân: 12g
Vỏ quýt: 12g
Cam thảo dây: 12g
Sắc uống. Ý nghĩa: Sâm Cam thảo để ích khí. Can khương, củ sả ôn trung, Trần bì để tỉnh tỳ, lý khí, chỉ đau.
Phương thuốc: Tiểu kiến trung thang (Thương hàn luận)
Quế chi: 3đc
Bạch thược: 6đc
Cam thảo: 2đc
Sinh khương: 3đc
Đại táo: 4 quả
Di đường: 8đc
Nếu khí kém thêm Hoàng kỳ để bổ khí, nếu huyết kém thêm Đương quy để bổ huyết. Nếu hư hàn nặng thêm Can khương, Xuyên tiêu hoặc Riềng, Hương phụ để ôn trung tán hàn.
Phương thuốc: Lý trung hoàn (Thương hàn luận)
Đảng sâm: 3 đồng cân
Bạch truật: 3 đồng cân
Can khương: 3 đồng cân
Cam thảo: 3 đồng cân
Nếu có cả thận dương hư, dùng.
Phương thuốc: Phụ tử lý trung thang (Cúc phương)
Lý trung thang cộng Phụ tử 2 đồng cân
Ỷ nghĩa: Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ ích khí, Can khương để ôn trung, Phụ tử để ôn thận, nhằm nuôi dưỡng tỳ dương.
Nguồn tham khảo
Thuốc chữa bệnh
Không có bình luận