Sinh bệnh học bệnh sốt xuất huyết

ở người bị muỗi nhiễm virus Dengue đốt, virus xâm nhập vào cơ thể nằm vào các bạch cầu đơn nhân lớn đại thực bào, các tế bào này tập trung nhiều ở hạch bạch huyết khu vực, trong các tế bào kupffer của gan và mảng payer.

Cơ thể xuất hiện nhiều phản ứng chống lại các đại thực bào bị nhiễm virus qua cơ chế kết hợp kháng nguyên kháng thể kích thích quá trình hoạt hóa bổ thể… quá trình này giải phóng ra các chất trung gian gây viêm như proteasr, thành phần hoạt hóa C3a, C5a, các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch như TNF an pha, IL 2, IL8, histamin serotonin… từ đó dẫn đến rối loạn về sinh bệnh học chủ yếu là thoát huyết tương và rối loạn đông máu.

Tình trạng giãn mạch và tăng tính thám thành mạch gây thoát huyết tương, chủ yếu là albumin qua thành mạch đến khoang gian bào. Khi thoát huyết tương nhiều dẫn đến hiện tượng giảm protein trong huyết thanh, cô đặc máu, giảm khối lượng tuần hoàn và nặng hơn là tình trạng sốc. Nếu sốt kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy ở các mô, toan chuyển hóa và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Sốc kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ đông máu nội mạch rải rác.

virus Dengue

Hiện tượng rối loạn đông máu do 3 yếu tố tác động:

  • Giảm tiểu cầu
  • Biến đổi thành mạch
  • Các yếu tố đông máu bị giảm do tiêu thụ vào quá trình tăng đông.

Hai rối loạn sinh bệnh học thoát huyết tương và rối loạn đông máu tạo thành một vòng xoắn bệnh lý. Tình trạng thoát huyết tương tạo điều kiện cho tình trạng rối loạn đông máu nặng hơn và ngược lại.

Hiện tượng kích thích hệ thống bổ thể đồng thời giảm C3 và C5 huyết thanh.

Ba hiện tượng gồm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, hiện tượng rối loạn đông máu và hiện tượng kích hoạt hệ thống bổ thể đồng thời giảm C3 và C5 huyết thanh quyết định thể bệnh và luôn luôn tồn tại trong Dengue xuất huyết có sốc với hiện tượng khởi đầu là giãn mạch làm thoát huyết tương nghiêm trọng.

Một số giả thuyết giải thích bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue nặng:

Giả thuyết của Hammon cho rằng cơ thể bị nhiễm đồng thời cả hai typ huyết thanh khác nhau của virus Dengue.

Giả thuyết về chủng virus có độc lực mạnh của Leon Róe: người ta thấy hầu hết các chủng virus có sự khác nhau về độc lực như khả năng ly giải tế bào sinh miễn dịch, khă năng nhân lên. Giả thuyết về độc lực của virus cũng phù hợp trong một số vụ dịch gây nên do virus typ II, tỉu lệ bệnh nhân nặng và tử vong cao.

Giả thuyết về tăng cường miễn dịch của Halstead: cho rằng đó là kết quả đáp ứng nhớ lại do bị tái nhiễm với một typ Dengue khác. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể ở lần nhiễm thứ hai mạnh hơn nhiều hơn so với lần nhiễm đầu tiên dẫn đến tình trạng tăng tính thấm thành mạch.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết:  Sinh bệnh học bệnh sốt xuất huyết

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml