sinh bệnh học và chẩn đoán bệnh uốn ván

Contents

Ngoại độc tố hướng thần kinh của vi khuẩn gây nên các biểu hiện của bệnh.

  1. Sinh bệnh học

. Độc tố uốn ván từ vết thương xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương bằng hai con đường: đường thần kinh hướng tâm và đường máu. Sau khi độc tố gắn vào các tế bào thần kinh ở các trung tâm vận động, tổ chức lưới, cầu não, hành não và tủy sống rối chuyển qua các sinap tới tận cùng bản vận động của thần kinh cơ, ngăn cản giải phóng ra các chất hóa học trung gian thuộc hệ GAPA và Glycine có tác dụng ức chế hoạt động của noron thần kinh vận động anpha ở sừng tủy sống. Các noron vận động anpha không được kiểm soát gây nên co cứng cơ và các cơn co giật cứng. Cũng như vậy, do mất đi sự ức chế mà các noron giao cảm tiền hạch hoạt động tăng lên làm nồng độ catecholamin trong máu tăng dẫn đến các triệu chứng giao cảm và rối loạn thần kinh thực vật.

Ngoài ra, độc tố uốn ván từ vết thương vào máu và lan tràn tới các nút tận cùng thần kinh. Người ta cho rằng thời gian di chuyển trong nội bào của độc tố là tương đương, do đó, dây thần kinh ngắn sẽ bị ảnh hưởng trước và bị ảnh hưởng sau là các dây thần kinh dài. Điều này giải thích các triệu chứng co cứng cơ xuất hiện kế tiếp nhau đầu tiên là cơ nhai sau đó đến các cơ đầu mặt cổ, cơ thân mình và chi.

bệnh uốn ván
  1. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán uốn ván chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng bao gồm:

Cứng hàm: là dấu hiệu sớm nhất và gặp nhiều ở hầu hết các bệnh nhân. Cứng hàm tăng dần và tăng khi vó kích thích.

Co cứng cơ toàn thân: co cứng cơ theo trình tự: mặt, gáy, cổ, lưng, bụng, chi và ngực, đặc biệt là cơ bụng, co cứng tăng lên khi kích thích

Cơn co giật cứng: xuất hiện trên nền co cứng cơ. Cơn giật tăng lên khi có kích thích, trong cơn giật bệnh nhân vẫn tỉnh táo

Thường tìm thấy vết thương nghi ngờ là đường vào

Chưa tiêm phòng uốn ván hoặc tiêm phòng không đầy đủ, đúng liều.

  • Chẩn đoán phân biệt:

Khi chỉ có dấu hiệu cứng hàm: cần phân biệt với viêm tấy amidan, tai biến răng khôn mọc lệch, viêm khớp thái dương hàm, sai khớp thái dương hàm. Các bệnh này thường có đau một bên, có thể nổi hạch phản ứng, vẫn cố há mở miệng được không có co cứng cơ khác.

Khi có cơn giật cứng:

Viêm màng não: không có cứng hàm, có thay đổi dịch não tủy.

Ngộ độc strychnin: co cứng cơ toàn thân cùng một lúc, không qua giai đoạn cứng hàm, có tiền sử dùng strychnin hay hạt mã tiền

Cơn tetani: do hạ canxi huyết, co cứng đầu chi, có khi có cơn co thắt, không cứng hàm, khám thấy dấu hiệu Schvostek và Trouseau, xét nghiệm có canxi máu hạ, điều trị thử có kết quả tức thì

Cơn Hysteria dùng liệu pháp tâm lý

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh