Spirastad Plus

Giá: Liên hệ.
Mô tả: CHỈ ĐỊNH Điều trị nhiễm khuẩn răngmiệng (ápxe răng viêm tấy nhiễm khuẩn tuyến nước bọt) Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răngmiệng

THÀNH PHẦN
Mỗi viên nén bao phim chứa:
– Spiramycin 750.000 IU
– Metronidazol 125 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH
– Điều trị nhiễm khuẩn răng-miệng (áp-xe răng, viêm tấy, nhiễm khuẩn tuyến nước bọt).
– Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răng-miệng.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
– Spirastad Plus được dùng bằng đường uống. Thuốc được uống cùng lúc hoặc sau khi ăn.
– Người lớn: 4-6 viên mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần uống trong bữa ăn.
– Trẻ em từ 6-10 tuổi: 2 viên mỗi ngày, chia 2 lần uống trong bữa ăn.
– Trẻ em từ 10-15 tuổi: 3 viên mỗi ngày, chia 3 lần uống trong bữa ăn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Quá mẫn với thành phần thuốc.
– Dị ứng với macroclid và imidazol.
– Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
THẬN TRỌNG:
– Metronidazol có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác. thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi.
– Metronidazol được dùng thận trọng và giảm liều dùng trên bệnh nhân suy gan nặng. Nên theo dõi nồng độ metronidazol trong huyết tương trên những bệnh nhân này.
– Cần ngưng điều trị trong trường hợp bị chóng mặt, mất phối hợp động tác, lú lẫn tâm thời. Tránh dùng thức uống có cồn và các thuốc chứa cồn trong thời gia điều trị để phòng biến chứng có thể có.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
– Tác dụng phụ của metronidazol thường phụ thuộc vào liều dùng.
Thường gặp: buồn nôn, nôn, chán, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và có vị kim loại khó chịu.
Ít gặp: giảm bạch cầu.
Hiếm gặp: mất bạch cầu hạt; cơn động kinh, bệnh đa dây thần kinh ngoại biên, nhức đầu; hồng ban đa dạng, ban da, ngứa; nước tiểu sẫm màu.
– Spiramycin
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy; mề đay, ngứa, phát ban điểm. Dị cảm thoáng qua có thể xảy ra.
Nguy cơ tử vong: viêm ruột màng giả; phản vệ; ức chế thần kinh cơ; loạn nhịp tâm thất, kéo dài khoảng QT.
TƯƠNG TÁC THUỐC:
– Metronidazol
+ Khi dùng đồng thời với rượu, metronidazol có thể gây phản ứng kiểu disufiram trên một số bệnh nhân. Loạn tâm thần cấp hoặc lú lẫn do việc sử dụng đồng thời metronidazol và disulfiram.
+ Metronidazol được báo cáo làm giảm sự chuyển hóa hoặc giảm đào thải của một số thuốc như warfarin, phenytoin, lithi, ciclosporin, và fluorouracil, dẫn đến nguy cơ tăng tác dụng có hại. Có bằng chứng cho thấy phenytoin có thể làm tăng sự chuyển hóa của metronidazol.
+ Phenobarbital làm giảm nồng độ metronidazol trong huyết tương, kết quả làm giảm hiệu quả điều trị của metronidazol.
+ Cimetidin làm tăng nồng độ metronidazol trong huyết tương và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ lên thần kinh.
– Spiramycin
+ Làm giảm sự hấp thu carpidopa và nồng độ levodopa.
+ Tăng nguy cơ loạn nhịp tâm thất khi dùng với astemizol, cisaprid và terfenadin.
+ Nguy cơ rối loạn trương lực khi dùng với fluphenazin.
+ Dùng đồng thời spiramycin với thuốc ngừa thai đường uống có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Vỉ 10 viên. Hộp 2 vỉ.
NHÀ SẢN XUẤT
Standa Việt Nam

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc kháng sinh
PL Flocix 500mg/100ml

Giá: Liên hệ. Mô tả: CHỈ ĐỊNH Viêm xoang cấp tính Đợt kịch phát của viêm phế quản mạn Viêm phổi mắc phải của cộng đồng Viêm nhiễm đường tiết niệu THÀNH PHẦN 250mg LevofloxacinCÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH – Viêm xoang cấp tính– Đợt kịch phát của viêm phế quản mạn– …

Thuốc kháng sinh
Clarixten 250mg

Giá: Liên hệ. Mô tả: Điều trị nhiễm khuẩn do một hoặc nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm:Nhiễm khuẩn da và các mô mềmNhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm THÀNH PHẦN ClarithromycinCÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH Điều trị nhiễm khuẩn do một hoặc nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm:Nhiễm khuẩn da …

Thuốc kháng sinh
Cekadym 1g

Giá: Liên hệ. Mô tả: Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết viêm màng não nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nhiễm khuẩn THÀNH PHẦN CeftazidimeCÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm …