Sử dụng thuốc trong điều trị táo bón
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
-
Contents
Vài nét về bệnh
Táo bón là hiện tượng đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và/ hoặc lượng phân trung bình ít hơn 30g/ ngày (bình thường là 150g/ ngày và đối với người lớn)
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị táo bón nhất, ngoài ra cần kể đến trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân bị bệnh phải nằm lâu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón. Đa số trường hợp là do không cung cấp đủ thành phần chất xơ trong thức ăn. Các trường hợp mất nước (uốn ít, ra quá nhiều mồ hôi), ít vận động ( người già, bị bệnh nằm lâu) đều dẫn đến táo bón. Những người có thói quen không đại tiện đúng giờ giấc hoặc quên đại tiện ( trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh trĩ nứt hậu môn sợ đau) cũng gây táo bón. Táo bón cũng có thể là thứ phát do một số bệnh lý ở đường tiêu hóa hay toàn than, hoặc do thuốc ( chọn kênh calci, chống trầm cảm 3 vòng, lợi tiểu…)
Triệu chứng của táo bón bao gồm : Đại tiện rất khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, đi ngoài đau hay đi ngoài không hết, phân rắn, lổn nhổn, có thể có đau bụng, cứng bụng, đau đầu và chán ăn nhẹ. Nếu táo bón mạn tính hoặc trong trường hợp táo bón nặng, phân có thể có máu hoặc chất nhầy.
-
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Mục đích điều trị là làm tăng thành phần nước trong phân, nhờ đó làm mềm và tăng khối lượng phân, và kích thích làm tăng cường nhu động ruột.
- Táo bón du do bất kỳ nguyên nhân nào cũng bắt đầu điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc thay đổi chế độ ăn và lối sống.
- Các trường hợp xác định đuwọc táo bón là thứ phát do một bệnh nào đó thì cần điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân; hoặc nếu xác định được là do thuốc cần cân nhắc việc ngưng thuốc hoặc giảm liều.
- Chỉ dùng thuốc nhuận tràng khi áp dụng các biện pháp trên không đỡ. Chú ý tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng vì lâu dài sẽ làm cho bệnh nặng thêm, khó chữa, thuốc gây mất điện giải và kém hấp thu.
Biện pháp điều trị không dùng thuốc
- Tăng lượng xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày tới ít nhất 14g chất xơ trong một ngày. Không nên tăng thành phần xơ lên quá nhiều vì có thể làm chướng bụng khó tiêu. Cần bổ sung nước để tránh tắc ruột. Các thức ăn chứa nhiều sơ là rau quả, ngũ cốc, tránh thức ăn để gây táo bón(ổi, sim ).
- Uống nhiều nước: ít nhất 1,5 lít/ ngày.
- Tăng cường vận động như chạy bộ, đi bộ ( đặc biệt là người cao tuổi, sức yếu và người ít vận động).
- Luyện tập: xoa bụng kết hợp với đi bộ, tạo thói quen đi ngoài đúng giờ.
- Cần áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc này lien tục trong ít nhất 1 tháng trươvs khi đánh giá hiệu quả và cân nhắc việc dùng thuốc.
Thuốc điều trị táo bón
Các thuốc điều trị táo bón thường được phân loại theo cơ chế tác dụng.
- Các thuốc làm tăng khối lượng phân: hoạt chất methylcellulose, cám.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: hoạt chất :lactulose, glycerin…
- Thuốc kích thich: hoạt chất : biscodyl
- Thuốc làm mềm phân : hoạt chất :docusat
- Thuốc bôi trơn: hoạt chất dầu paraifin.
Không có bình luận