SỰ LIÊN QUAN TAI MŨI HỌNG VÀ NHỮNG CHUYÊN KHOA KHÁC

Rate this post

Contents

Chuyên khoa Tai Mũi Họng là một chuyên ngành không những liên quan trực tiếp về mặt giải phẫu-sinh lý và bệnh lý với chính nó mà còn có liên quan hầu hết đến những chuyên khoa khác.

1.ĐẠI CƯƠNG

Cách xắp xếp việt nam và thế giới: tuỳ theo từng nước mà có những phân chia chuyên ngành Tai Mũi Họng khác nhau; ví như ở Mỹ thì chia theo đầu mặt cổ (bao gồm thần kinh sọ não và mắt) rồi từ đó mới phân chia theo từng nhánh nhỏ chuyên biệt như: TK; mắt; RHM; thính học, mũi-xoang…nhưng ở ta thì chia Tai Mũi Họng là một chuyên khoa riêng bao gồm: (mũi-xoang; họng- thanh quản; thính học), dù phân chia thế nào thì cuối cùng rồi cũng theo một nhánh chuyên sâu riêng biệt và điều quan trọng hơn là nó phải phù hợp với chức năng giải phẫu-sinh lý cũng như cơ chế bệnh một cách mật thiết.
Chuyên khoa TMH ở VN được xếp vào loại chuyên khoa lẻ như: Mắt, RHM… nhưng riêng TMH giả sử như không có nó thì không hình thành nên chuyên khoa chẳng được(nội; ngoại; sản; nhi…), quả thật vậy do tính chất đặc thù có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp lại vừa rộng vừa sâu cho chính bản thân nó cũng như các chuyên khoa khác, cũng vì điều này mà nó được xếp vào diện chuyên khoa khó nếu đi sâu vào từng lĩnh vực TMH, vì vậy mà các sinh viên hệ Bs đa khoa đi thực hành những năm cuối, mỗi khi đến chuyên khoa này họ rất ngại về mặt “Thị phạm cũng như lý thuyết”, nhưng bù lại mặt bệnh rất phong phú trong đời sống xã hội không chỉ có phòng khám ở Bv mà ngay cả các phòng mạch tư nhân người bệnh cũng nhiều hơn những phòng khám chuyên khoa khác, vì vậy nó được gọi là chuyên khoa “hot” trong ngành y trước đây ngày nay và sau này cũng vậy không chỉ VN mà ngay cả nền y học Mỹ cũng không ngoại lệ.
Trong phạm vi bài này tôi chỉ nói về sự liên quan với chính nó mà thôi, bài sau thì tôi dành đề cập liên quan đến những chuyên khoa khác.

2.GIẢI PHẪU SƠ LƯỢC

Gp: TMH được nằm tần giữa sọ mặt xuống đến cổ bao gồm:
– Mũi (cửa mũi, mũi giữa và cửa mũi sau), được lót bởi các niêm mạc bao gồm cuốn mũi trên, dưới và giữa và các cuốn này tạo nên các khe theo tên gọi của chúng và chính các khe này liên thông trực tiếp với các nhóm xoang, ví như khe trên được dẫn lưu dịch và thông khí từ nhóm xoang sau ( xoang sàng sau và xoang bướm), khe giữa thì được liên thông với nhóm xoang phía trước (X.Trán; X. Hàm; X. Sàng trước), khe dưới cùng là sàn mũi được tuyến lệ đổ nước mắt ra đây, xoang và mũi có liên quan mật thiết với nhau ngay cả sinh lý thường và sinh lý bệnh cũng tương đồng với nhau và được ví: Mũi là cữa ngỏ thì xoang là các căn phòng chúng được lót bởi niêm mạc gần giống nhau về mặt sinh lý và Gp, từ ngoài vào trong như một “tấm thảm” vì chính điều này chúng tạo nên chức năng sinh lý ổn định mũi và xoang nhưng nếu có vấn đề bất thường hay bệnh lý từ xoang thì phản ảnh ra ở mũi, nhờ thể mà thầy thuốc nhìn qua mũi cũng có thể chẩn đoán được mức độ tổn thương trong xoang và mỗi khi có bất thường ở mũi hay bệnh lý đường hô hấp trên thì–>ảnh hướng đến các xoang.

3. LIÊN QUAN VỚI HỌNG

– Họng bao gồm: họng mũi ( tị hầu); họng miệng (khẩu hầu); họng thanh quản (hạ hầu), họng là được liên kết với nhau thành một cái ống chạy từ vòm hầu–>hạ họng thanh quản được lót bởi niêm mạc giống nhau cùng có những chức năng tương tự do có đường ăn và thở đi qua nên các bệnh điều có liên quan với nhau.

4.LIÊN QUAN VỚI TAI

– Tai bao gồm ốc tai (nghe) và tiền đình (thăng bằng), cũng được lót bởi các niêm mạc tương thích, tai giữa được nối thông xuống vòm mũi họng gọi là vòi Eustache (thông khí và dẫn lưu), nhưng khi có viêm nhiễm từ vòm mũi họng điều–>các bệnh lý tai giữa.
Ngay ở vùng này 12 đôi thần kinh sọ não, các nhóm dây TK- mạch máu và các hạch bạch huyết cũng như vòng waldeyer (vòng Amydal) có liện hệ với nhau rất mật thiết.


Vì những tính chất trên mà mỗi khi có bệnh lý vùng này thì cả hệ thống ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng liên đới một cách gián tiếp hay trực tiếp và các bệnh thường gặp: (ở đây tôi không thể nêu được hết cụ thể từng mặt bệnh, nhưng có thể đề cập đến một số bệnh tiêu biểu để các bạn dễ hình dung và liên hệ): Các bệnh có liên quan về viêm dị ứng như viêm mũi dị ứng–>viêm xoang-viêm họng thanh quản-tai cũng điều có sự phản ứng dị ứng, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm… và nếu không chặng đứng ngay giai đoạn này thì–>bệnh lý, được gọi là biến chứng trong đó có viêm xoang cấp, viêm họng-thanh quản cấp và viêm tai giữa cấp thường thì ít nhiều có một hoặc hai cơ quan vừa nêu nhưng đôi khi tất cả cùng bị viêm cấp và lúc này không điều trị hoặc điều trị không đúng cách–>chuyển qua mạn tính; Ví như một bé đang sốt cao không rõ nguyên nhân nhưng chưa được kiểm tra TMH thì–>bỏ sót 50% trong chẩn đoán .

Tóm lại: chuyên khoa TMH là một chuyên ngành không những rộng mà còn rất sâu, lại hầu hết các giác quan trong cơ thể nằm trong vùng này ( nghe, ngửi,vị giác…) và không những liên quan đến chính nó mà còn các chuyên khoa khác hoặc bệnh lý toàn thân vì vậy đối với thấy thuốc và nhất là thầy thuốc chuyên ngành TMH luôn phải học, phải đọc và cập nhật thông tin một cách thường xuyên thì mới hòng đáp ứng cho cộng đồng-xã hội được tốt “học nữa học mãi” (ví như ‘kẻ sĩ 3 ngày không đọc khi nhìn vào gương thấy mặt mình đáng ghét vậy!’).

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350