Tiếp cận bệnh nhân phát ban
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Ban là hiện tượng trương nổ mao mạch biểu hiện bằng những chấm đỏ. Cần phân biệt với côn trùng đốt: ở trung tâm có nốt đốt của côn trùng.
Sốt kết hợp với ban cấp tính trên da là tình trạng lâm sàng hay gặp tại cộng đồng, biểu hiện này gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em. Sốt và phát ban do nhiều nguyên khác nhau gây nên, có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, cũng như có những cách tiếp cận khác nhau.
-
Đơn vị ban:
Vị trí xuất hiện: bắt đầu từ đâu, đột ngột hay từ từ
Tính chất của ban: có trình tự hay không có trình tự.
Hình dáng, kích thước, màu sắc của ban, tính chất bề mặt: nhẵn hay thô ráp.
Phân bố: chỉ có ở da, chỉ có ở niêm mạc, chỉ có từng đơn vị ban riêng rẽ hay liên kết với nhau thành đám.
Các dấu vết của nơi ban mọc: khi bay đi có để lại dấu vết gì hay không?
-
Biểu hiện toàn thân:
Sốt: sốt và phát ban thường đi kèm với nhau, tính chất sốt tùy theo từng loại bệnh khác nhau.
Triệu chứng ở da và niêm mạc:
Có thẻ xung huyết xung quanh đơn vị ban hoặc xung quanh đơn vị ban hoàn toàn bình thường.
Có thể có xuất huyết
Có thể có nốt phỏng: thủy đậu, liên cầu
Vàng da cam léptospira
Phù hay gặp trong dị ứng
Hạch ngoại biên sưng thường gặp trong bệnh do virus, xoắn khuẩn.
-
Biểu hiện ở nội tạng:
Hô hấp: rõ nhất là bệnh do virus hô hấp như sởi, rubella.
Tim mạch: biểu hiện từ nhẹ đến nặng: viêm màng não do não mô cầu, leptospira, viêm nội tâm mạc do liên cầu.
Tiêu hóa: thường gặp do các virú đường ruôt như echo, coxsakie
Thần kinh: virus abor, giang mai
Các khớp: trong bệnh thấp khớp.
-
Tiền sử:
Các bệnh phát ban đã mắc
Bệnh dị ứng
Thuốc điều trị
-
Dịch tễ:
Bệnh đang lưu hành tại địa phương
Lứa tuổi
Mùa: đông xuân hay do virus ho hấp, mùa hè thu hay do virus arbor
Nghề nghiệp: một số bệnh dị ứng mang tính chất nghề nghiệp
Tiêm phòng vacxin
Tính chất gây dịch: cũm, sởi hoặc đang lưu hành trên địa phương
Xử trí
Xử trí theo nguyên nhân:
Bệnh do nguyên nhân nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh đặc hiệu theo từng nguyên nhân nhiễm khuẩn, thường điều trị tại tuyến chuyên khoa.
Bệnh do kí sinh trùng: do giun, sán, nấm thì dùng thuốc theo đúng nguyên nhân tẩy giun, sán chống nấm.
Điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù nước điện giải, kháng histamin tổng hợp…
Phát hiện những trường hợp nặng cần chuyển tuyến chuyên khoa hoặc hồi sức cấp cứu.
Phòng bệnh:
Cách li, tránh lây lan
Phòng đặc hiệu bằng tiêm phòng vacxin
Phòng dị ứng: thận trọng trong việc sử dụng thuốc, tránh tiếp xúc và sử dụng các chất gây dị ứng, chú ý tránh những thức ăn gây dị ứng.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Tiếp cận bệnh nhân phát ban
Không có bình luận