Tổng quan về thuốc cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Tính năng của thuốc gồm: khí, vị, thăng, giáng, phù, trầm và bổ tả.
- Tứ khí bào gồm hàn, nhiệt, ôn lương.
Thuốc hàn, lương là âm dược, tính trầm giáng, chữa dương chứng (chứng nhiệt)
Thuốc ôn, nhiệt là thuốc dương dược, tính năng phù, chữa âm chứng (chứng hàn)
Ngoài ra còn có những vị thuốc khí không rõ rệt gọi là tính bình.
- Ngũ vị
Vị cay – tân: đặc điểm là hay tản ra, chạy, dùng để chữa bệnh phần biểu, làm ra mồ hôi, hoặc chữa chứng khí huyết ngưng trệ.
Vị ngọt – cam: có tác dụng bổ dưỡng, giải độc cơ thể, hòa hoãn giảm đau, điều hòa tính năng các vị thuốc khác.
Vị đắng – khổ: có tác dụng tả hạ và táo thấp.
Vị chua – toan: có tác dụng thu liễm, cố sáp, chống đau.
Vị mặn – hàm: hay đi xuống, làm mềm nơi bị cứng hoặc các chất ứ đọng cứng rắn.
Vị đạm có tác dụng trừ thấp, lợi niệu.
- Thăng, giáng, phù, trầm
Thăng, giáng, phù, trầm là chỉ xu hướng tác dụng của thuốc. Thăng là đi lên, giáng là đi xuống, phù là phát tán ra ngoài, trầm là thẩm lợi vào trong và đi xuống dưới. Thuốc thăng, thuốc giáng, phù, trầm có thể là bản chất của thuốc, có thể là do sao tẩm bào chế: sao với rượu thì thăng, sao với gừng thì phù, sao với giấm thì trầm, sao với muối thì giáng. Có thể do phối ngũ vị, ví dụ nếu vị thuốc thăng, phù dùng vói đa số các vị trầm, giáng thì nó sẽ đi xuống và ngược lại.
Tính chất thăng, giáng, trầm, phù có quan hệ mật thiết với khí, vị và tỷ trọng nặng hay nhẹ của vị thuốc: thuốc cay, ngọt, ôn, nhiệt, hoa, lá thường là thuốc thăng, phù. Thuốc có vị đắng, chua, mặn, hàn, lương, khoáng vật, hạt, quả thường có tính trầm, giáng. Bệnh tại biểu dùng thuốc thăng, phù, bệnh tại lý dùng thuốc trầm giáng.
Bệnh nghịch lên trên không dùng thuốc thăng, bệnh thể đi xuống như tỳ hư hạ hãm không dùng thuốc trầm giáng.
- Bổ tả
Khi chữa bệnh có hai phép chính là bổ và tả. Hư thì bổ, thực thì tả, vì vậy các vị thuốc có vị thuốc là bổ, có vị thuốc là tả, lại có vị thuốc vừa bổ vừa tả. Khi chữa bệnh tùy từng trường hợp mà dùng bổ hay tả hoặc kết hợp cả bổ và tả.
Sự cấm kị trong khi dùng thuốc
- Những vị thuốc cấm kị khi có thai
Loại cấm dùng: ba đậu, khiên ngưu, đại kích, thương lục, tam thất, sa hương, nga truật, thủy diệt, manh trùng.
Loại dùng thận trọng: đào nhân, hồng hoa, bán hạ, đại hoàng, chỉ thực, phụ tử, can khương, nhục quế.
Cấm kỵ khi uống thuốc:
Cam thảo, hoàng liên, cát cánh, ô mai kiêng ăn thịt lợn nạc. Bạc hà kiêng ăn ba ba, phục linh kiêng ăn giấm.
Khi uống thuốc cần tránh ăn thức ăn chống lại tác dụng của thuốc.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Tổng quan về thuốc cổ truyền
Không có bình luận