Trật khớp vai (tiếp theo)
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
1.Chẩn đoán bệnh.
Bệnh được chẩn đoán dựa theo các biểu hiện lâm sàng cùng với các dấu hiệu về X-quang:
*Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh:
- Sau khi bị tai nạn bệnh nhân rất đau, mất đi hoạt động cơ năng của khớp vai.
- Khi nhìn:
+ Dấu hiệu vai vuông và dấu hiệu nhát rìu.
+ Cánh tay bị dạng 30-40 độ ra phía ngoài.
+ Rãnh đelta ngực của bệnh nhân dày lên trông thấy, không rõ nét.
- Khi sờ:
+ Hõm khớp vai rỗng, sờ vào thì thấy chỏm ở rãnh Delta – ngực, nằm ngay dưới mỏm quạ.
+ Dấu hiệu lò sò: cánh tay của bệnh nhân dạng một góc 30-40 độ, ép cánh tay vào thân người, bệnh nhân đau khi thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (đây là dấu hiệu Berger).
- Đo:
+ Sự thay đổi của trục chi trên, chiều dài của chi.
+ Biên độ hoạt động của khớp bị giảm xuống hoặc cũng có thể là bị mất hoàn toàn.
*Các dấu hiệu của phim chụp X-quang:
- Để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất bệnh trật khớp.
- Nhằm mục địch có thể chẩn đoán các gãy xương kèm theo của bệnh.
2.Các biến chứng xảy ra của bệnh trật khớp vai.
- Xương của bệnh nhân bị gãy một phần xương bả vai, cổ xương cánh tay và mấu động to,…
- Các biến chứng lên thần kinh của trật khớp vai:
+ Có thể bị liệt đám rối thần kinh cánh tay (thường là bị liệt ba dây thần kinh).
+ Bệnh nhân bị liệt đám rối thần kinh mũ gây hiện tượng liệt cơ Delta.
+ Những tổn thương liên quan đến rễ thần kinh: gây ra hiện tượng liệt cơ nhị đầu cánh tay và gây ra liệt các cơ ở bàn tay.
- Những biến chứng về máu: những tổn thương này thì hiếm gặp chiếm chỉ khoảng 1% các trường hợp bệnh nhân trật khớp vai.
- Bệnh nhân có thể bị viêm khớp vai:
+ Bệnh nhân có thể bị đau vai khi cử động.
+ Đặc biệt là gây ra các hạn chế về cơ năng tại khớp vai của người bệnh.
3.Phương pháp điều trị trật khớp vai.
* Điều trị trật khớp vai mới:
- Nắn:
+ Phương pháp Hypocrat: cho bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, người nắn ngồi cùng bên với bệnh nhân, cho gót chân của mình vào hõm nách của bệnh nhân, nắm tay bệnh nhân kéo theo trục của chi, sau 5 phút khớp tự vào (có 90% điều trị bằng phương pháp này có hiệu quả).
+ Phương pháp Kocher: có 4 thì của bệnh:
Thì 1: khuỷu tay gập khoảng 90% kéo thẳng cánh tay.
Thì 2: ép khuỷu tay vào thân mình của bệnh nhân.
Thì 3: xoay cánh tay ra ngoài bằng cách đưa cẳng tay ra ngoài tối đa.
Thì 4: đưa cánh tay của bệnh nhân lên trên và vào trong.
+ Một số kiểu nắn khác nhau: ISELIN, Djenalizde, Arlt,…
- Bất động : bất động bằng băng Desault để khoảng 3-4 tuần. Những bệnh nhân trên 40 tuổi thì chỉ băng khoảng 2 tuần, sau đó thì cho bệnh nhân tập vật lí trị liệu khớp vai.
*Điều trị trật khớp vai cũ: là những trật khớp vai bị trật trên 3 tuần:
- Từ 3-4 tuần: thì nắn thử theo phương pháp Hypocrat.
- Từ khoảng 4-8 tuần thì nắn thử nhẹ nhàng, không cố gắng để nắn xương vì đó có thể là nguyên nhân gãy xương cổ tây và xương cánh tay.
- Còn đối với những bệnh nhân , thì không còn chỉ định nắn xương , phải thực hiện phẫu thuật để đặt khớp.
*Điều trị trật khớp vai tái diễn: hiện nay còn khó khăn trong công tác điều trị bệnh.
- Phẫu thuật can thiệp phần mềm: ghép cân căng đùi, tái tạo dây chằng bao khớp của bệnh nhân.
- Phẫu thuật can thiệp xương: lấy xương chậu để ghép, tạo hình lại ổ chảo.
copy ghi nguồn:http://health-guru.org/
link bài viết:Trật khớp vai (tiếp theo)
Không có bình luận