Triệu chứng phù tùy theo nguyên nhân

Phù được chia làm hai dạng : phù cứng và phù mềm.

Phù cứng :vết lõm khó xuất hiện, thường có màu da sạm nơi phù, đôi khi có loét do rối loạn dinh dưỡng.

Phù mềm : ấn lõm dễ dàng vết lõm một lúc lâu sau mới hết.

 

Vị trí và mức độ của phù:

  1. Phù tim : bắt đầu ở vùng thấp trước, chi dưới, hai bàn chân thường rõ phù ở mắt cá và sau chân. Bệnh nhân thường than phiền đi giầy chật. Trong suy tim có phù thường bệnh nhân hay có triệu  chứng khó thở đi kèm, khám thấy gan to, tĩnh mạch cổ nổi. phù có thể giảm nếu người bệnh nằm nghỉ, ăn nhạt, nhưng gan vẫn có thể to, khác với phù do các nguyên nhân khác : gan không to nhưng vẫn có phù.
  2. Phù thận : thường rõ sớm ở mặt, hai mí mắt, nghĩa là ở những phần mềm, nơi các mô liên kết lỏng lẻo, nước dễ tích tụ. phù nặng sẽ dẫn đến phù bụng, bộ phận sinh dục, chân. Thường phù đối xứng , phù khi ăn mặn. Bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiểu tiện đi kèm.
  3. Phù do suy dinh dưỡng: khác với phù thận là phù chảy, bệnh nhân thường gầy, phù rõ ở những nơi thấp tương phản với chi gầy, do teo cơ. hay có những bệnh cảnh gây giảm protein máu đi kèm.
  4. Phù do suy gan : thường rõ ở hai chi dưới đi kèm hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa : cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ chủ cửa ( tập trung vùng dưới hai bờ sườn và thượng vị , hướng máu tĩnh mạch đi từ dưới lên trên ) , lách to. Có trường hợp viêm gan biến chứng, suy gan, phù thường kèm theo vàng da ít hay nhiều.
  5. Phù do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới : thường chỉ bị một bên chân, ít khi bị ở cả hai bên và có tĩnh mạch nổi lên tại bên bị viêm tắc, khi tĩnh mạch ở sâu bị tắc, phù trắng, có tràn dịch khớp gối nếu là chi dưới bị viêm tắc tĩnh mạch sâu và bệnh nhân đau, sốt nhẹ, mạch nhanh, đặc điểm có tính chất gợi ý : thời kì chu sản, thời kì sau phẫu thuật, đặc biệt ở vùng tiểu khung, suy tim.
  6. Phù do viêm tắc mạch bạch huyết cấp tính : thường đỏ, theo đường đi của bạch mạch và ta có thể thấy nguyên nhân nhiễm khuẩn tại chi có phù. Nếu là viêm mạn tính như trong bệnh nhân chân voi, thường ở một chi, da sạm dầy cứng, ấn khó gây lõm và hỏi kĩ tiền sử ta thường thấy trước đó nhiều năm, người bệnh từng nhiều lần sốt và phù chi bên đó, rồi lại hết sốt, rút bớt phù.
  7. Phù áo khoác: gặp trong  tắc tĩnh mạch chủ trên, có phù nửa người trên, tuần hoàn bàng hệ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort