Tuần hoàn tim hay chu chuyển tim

  1. Contents

    Khái niệm

  • Tim hoạt động giống như một cái bơm, vừa hút vừa đẩy. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ, và đẩy máu từ tâm thất vào các động mạch làm máu lưu thông khắp cơ thể. Khi tim hoạt động, các buồng tim không co bóp cùng một lúc mà theo thứ tự nhất định: tâm nhĩ co bóp, tâm thất co bóp, tim giãn toàn bộ.
  • Thứ tự này lặp đi lặp lại một cách đều đặn, nhịp nhàng, mang tính chu kì gọi là chu chuyển tim
  1. Các thời kì của chu chuyển tim

Thời kì tâm nhĩ thu (co bóp)

  • Hai tâm nhĩ co bóp hay thu lại trong khoảng thời gian 1/10s. co bóp xong tâm nhĩ nghỉ 7/10s. khi tâm nhĩ co, áp lực tâm nhĩ cao, van nhĩ thất mở sẵn từ trước, nên sự co bóp của tâm nhĩ đẩy hết máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi tâm nhĩ dãn, áp lực tâm nhĩ giảm, máu từ tĩnh mạch dần trở về tâm nhĩ.

Thời kì tâm thất thu( co bóp)

  • Tiếp ngay sau sự co bóp của tâm nhĩ, hai tâm thất bắt đầu co bóp với thời gian 3/10s. áp lực trong tâm thất lớn làm các van nhĩ- thất đóng lại, máu không ngược lên tâm nhĩ được, van tổ chim mở ra, máu từ tâm thất đi vào động mạch.

Thời kì tâm trương toàn bộ

  • Sau khi co bóp , tâm thất dãn ra, trong đó tâm nhĩ vẫn đang dãn. Đó là thời kì tim dãn toàn bộ với thời gian 4/10s. áp lực trong tâm thất giảm, áp lực máu ở động mạch dội về làm đóng vai trò làm van tổ chim. Tâm thất tiếp tục dãn, áp lực tâm thất tiếp tục giảm đến khi bằng áp lực tâm nhĩ, van nhĩ thất mở ra, mở đầu cho chu chuyển tim sau.
  • Như vậy một chu chuyển tim chừng 8/10s trong đó
  • Tâm nhĩ co bóp 1/10s
  • Tâm thất co bóp 3/10s
  • Tim giãn toàn bộ 4/10s
  • Trong một phút có khoảng 75 lần tim đập, tương ứng với 75 lần đập.
  • Ở trẻ em tim đập nhanh hơn người lớn: 120-140 lần/phút

Tính tự động của tim

  • Tim co bóp một cách tự động. Các giai đoạn của chu chuyển tim tiến triển một cách đều đặn, các buồng tim co bóp đồng thời theo chiều ngang, thứ tự theo chiều dọc là nhờ hệ thống thần kinh tự động đặc biệt nằm trong cơ tim gọi là hệ thống nút, bao gồm:
  • Nút Ketplac: nằm ở thành tâm nhĩ phải, phát luồng xung động điều khiển nhịp tim. Nút Ketplac là trung tâm tự động của tim còn gọi là nút xoang.
  • Nút Tawara: là trung tâm tự động phụ của tim. Nút tawara nằm ở vách liên nhĩ. Nút ketplac tổn thương , tim sẽ đập theo nhịp của nút này
  • Bó his: bắt đầu từ nút tawara chia 2 nhánh chạy dọc theo vách liên thất xong đến mỏm tim đều tỏa nhiều nhánh vào 2 tâm thất. Bó his làm nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric