Vọng chẩn trong y học cổ truyền (phần 2)

Contents

Vọng chẩn tức là nhìn, là quan sát sự thay đổi bất thường về thần sắc, hình dáng, trạng thái ở người bệnh.

  • Quan sát mũi:

Mũi đỏ là phế nhiệt, hơi vàng là thấp, đầu mũi xanh là đau bụng, trắng là khí hư, chảy nước mũi trong là cảm phong hàn, nước mũi đục vàng, xanh là phong nhiệt, khó thở, cánh mũi phập phồng là đàm nhiệt ở phế, hai lỗ mũi đỏ là mắc chứng cam.

  • Quan sát môi

Bình thường môi tươi hồng nhuận

Màu xanh đen là hàn, màu trắng là huyết hư, xanh tím là ứ huyết, đỏ  sẫm sưng nứt khô là nhiệt, môi và xung quanh đen như than là bệnh nặng.

quan sát môi
  • Quan sát răng

Răng rụng sớm là thận hư, răng khô là thận âm hư, răng mọc chậm, sún là thận hư.

Quanh chân răng sưng đau, chảy máu là thận nhiệt hoặc vị nhiệt.

  • Quan sát chân tay

Chân tay co quắp khó co duỗi là hàn ở kin mạch, chân tay mềm yếu khó hoặc không cử động được mà không đau là chứng bại hay nuy, đau nhức trong xương khớp là chứng tý, chân tay cứng run, co giật là can phong, móng tay khô giòn là can hư.

  • Da lông

Bình thường thì da tươi nhuận, ấm, mềm mại

Da vàng tươi: dương hoàng, vàng nhạt là âm hoàng, da phù trắng mềm là khí hư thủy trệ, phù ngứa là phong, phù cứng là đàm kết, phù đau đỏ là nhiệt độc.

Có ban màu tươi rõ là chính khí chưa hư. Ban tía là nhiệt thịnh, có nốt xuất huyết là huyết nhiệt hoặc tỳ hư.

Da khô, lông rụng, phế táo, hay ra mồ hôi ướt là vệ khí hư.

  • Quan sát lưỡi (thiệt chẩn)

Tình hình bệnh tật của tạng phủ đều biểu hiện ở lưỡi. Đầu lưỡi biểu hiện cho tâm, giữa cho tỳ, gốc lưỡi cho thận và rìa lưỡi cho can.

Lưỡi bình thường màu hồng, mềm mại, rêu mỏng trắng, không khô, không ướt.

Chất lưỡi:

Màu sắc: hồng tươi là hư nhiệt, đỏ sẫm là thjwc nhiệt, nhạt là hư hàn, xanh tím là ứ huyết, hồng có điểm tía sắp phát ban.

Hình dáng: sưng, to đau, đỏ là thấp nhiệt, sưng, to nhạt màu là hư hàn, có vết hằng răng là hư hàn, tỳ hư đầu lưỡi đỏ là tâm nhiệt, hai bên sưng đỏ can nhiệt, giữa lưỡi sưng chướng là tì vị nhiệt.

Cử động lưỡi:  mềm yếu khó cử động là khí huyết hư.

Lưỡi cứng, khó cử động, sẫm đỏ là nhiệt ở tâm bào, trúng phong, lưỡi run là tâm tỳ hư, lưỡi lệch là trúng phong, lưỡi rụt là bệnh nguy.

Rêu lưỡi: rêu lưỡi trắng mỏng là bệnh nhẹ và bệnh còn ở biểu, dày là vào lý, rêu lưỡi ướt là thủy thấp ứ trệ, khô là tân dịch hao tổn, rêu lưỡi dính, hôi là thấp nhiệt.

Màu sắc: rêu lưỡi trắng là bệnh ở biểu, hơi vàng là bệnh sắp vào lý, rêu vàng là nhiệt ở lý, vàng nhờn là thấp nhiệt, vàng đen, nâu khô là thực nhiệt, đen ướt là thực hàn, trắng khô như phấn là âm hư.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: vọng chẩn trong y học cổ truyền (phần 2)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza