Yếu tố dịch tễ và cận lâm sàng bệnh nấm ngoài da

  1. Đại cương

Nấm ngoài da là bệnh phổ biến, gây nên bởi kí sinh trùng nấm, chúng thường gây bệnh ở da và phần phụ của da, nơi có chất sừng như da, lông, tóc móng ở người và động vật. Không gây tổn thương ở niêm mạc và các tạng, tên chung cho các chủng nấm gây bệnh ở da như trên là dermotophytes.

Bệnh nấm ngoài da thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng da bệnh có ngứa, nhiễm trùng bội nhiễm, gây khó chịu hoặc mất ngủ nên ảnh hưởng  đến sinh hoạt và lao động của người bệnh. bệnh nấm ngoài da có nhiều loại khác nhau. Một số bệnh nấm ngoài da thường gặp như: nấm da, nấm bẹn, nấm kẽ chân, nấm tóc, nấm móng…

Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh nấm đặc hiệu nên rút ngắn thời gian điều trị và có kết quả tốt.

  1. Yếu tố dịch tễ
  • Mùa: bệnh phát nhiều vào mùa hè, do điều kiện môi trường nóng ẩm.
  • Tỷ lệ mắc bệnh: từ 10 đến 30% hoặc hơn đối với những người sống trong tập thể. Theo Nguyễn Cảnh Cầu 1994 ở Hunggari bệnh nấm ngoài da đứng thứ hai so với các bệnh ngoài da.
  • Tuổi và giới: bệnh gặp ở mọi đối tượng, trẻ em hay bị nấm tóc, người lớn hay bị nấm kẽ, tỷ lệ nấm móng liên quan đến tuổi, ở Mỹ gần 50% người ở tuổi 75 bị bệnh nấm móng, người lớn da đen thì tỷ lệ nấm da thấp nhưng trẻ em da đên bị nấm tóc nhiều hơn.
  • Về địa lý: đa số bệnh nấm gặp ở khắp nơi trên thế giới, uy nhiên có bệnh nấm chỉ gặp ở một số địa phương như nấm vảy rồng do T. Concentrium gây bệnh chỉ ở Nam Phi, một phần Nam Mỹ, Việt Nam gặp ở vùng núi, cao nguyên.
  • Đường lây truyền:

Do tiếp xúc với nha bào nấm trong thiên nhiên

Thông thường là do lây từ người sang người

Do lây từ súc vật sang người

  1. Cận lâm sàng

Soi tươi:

  • Bệnh phẩm: vảy da nơi tổn thương, sợi tóc bị bệnh, phần móng bị hỏng
  • Phương pháp: nhỏ dung dịch KOH 10% hơ trên ngọn lửa đèn cồn, để 20 phút (nếu ở nhiệt độ bình thường để 1 đến 3 giờ tùy thuộc vào bệnh phẩm là da, tóc hoặc móng) sau đó đem soi trên kính hiển vi.
  • Kết quả: dương tính khi có sợi nấm phân nhánh có vách ngăn.
  • Trong nấm tóc, sợi nấm nằm trong lòng sợi tóc, các bào tử nằm dọc theo thành trong hoặc thành ngoài của sợi tóc.

Nuôi cấy:

Môi trường Sabouraud: sau 7 ngày đến 14 ngày thì khuẩn lạc mọc, dựa vào hình dáng, màu sắc và bề mặt của khuẩn lạc sẽ định ra loài nấm.

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Thông tâm lạc vỉ

Thông tâm lạc vỉ

Sức Khỏe
Hoạt huyết dưỡng não Foripharm

Hoạt huyết dưỡng não Foripharm