Thăm khám trẻ dưới 5 tuổi
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Thuốc Khác
- Tiếp cận với trẻ
Khi được khám bệnh, trẻ dưới 5 tuổi thường có dấu hiệu bồn chồn lo lắng, thậm chí bất hợp tác do tiếp xúc với người lạ hoặc do nhớ lại những kinh nghiệm khó chịu từ những lần thăm khám trước. Bố mẹ của trẻ cũng có thể lo lắng về tình trạng bệnh tật của trẻ. Bởi vậy làm dịu sự lo lắng của trẻ và của những người chăm sóc trẻ là nhiệm vụ của người thầy thuốc khi thăm khám cho trẻ.
Việc tiếp xúc thường xuyên và có mối quan hệ thân thiện với gia đình cũng có thể giúp người thầy thuốc hạn chế những lo lắng đáng có từ phía trẻ và gia đình. Tiếp cận với trẻ một cách dịu dàng, thoải mái, ung dung khi có đủ thông tin cần thiết giúp cho trẻ và bố mẹ tránh được những lo lắng khi đưa trẻ đến khám. Việc tiếp cận với trẻ cần có sự thay đổi linh hoạt tùy theo lứa tuổi của trẻ và tùy theo tình huống.
- Hỏi bệnh sử
Trước hết với trẻ dưới 5 tuổi, do trẻ chưa thể diễn đạt được các triệu chứng của bản thân nên việc hỏi bệnh cần được thực hiện với bố mẹ hay người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Các thông tin về ốm đau bệnh tật của trẻ cũng cần được khai thác một cách toàn diện trong bối cảnh chung về điều kiện kinh tế xã hội, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
- Trình tự thăm khám
Thứ tự của một cuộc khám bệnh là rất quan trọng vì trẻ nhỏ thường lo lắng, phản ứng với việc thăm khám hoặc không kiên nhẫn.
Trong quá trình hỏi bệnh sử cần phải quan sát, ghi nhớ các biểu hiện chung của trẻ và cố gắng cảm nhận trạng thái cảm xúc cũng như những hoạt động của trẻ và bố mẹ trẻ để có những tiếp cận phù hợp.
- Khám da
- Khám phần ngực và nghe tim
- Khám phần bụng
- Cuối cùng khám đến tai, mặt: để khám trong tai với trẻ nhỏ cần đặt nằm sấp, đầu quay về một bên trên bàn khám.
- Kết luận việc thăm khám
Khi kết thúc việc thăm khám, cần cho trẻ biết việc thăm khám đã kết thúc, an ủi và khen ngợi sự hợp tác của trẻ. Trên cơ sở những thông tin thu thập được thảo luận với bố mẹ của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ và phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu cần phải làm các xét nghiệm hay kê đơn thuốc, phải giải thích, hướng dẫn cụ thể cho bố mẹ về ý nghĩa của các xét nghiệm, ghi rõ cách sử dụng các loại thuốc: thời gian, số lượng uống, số lần uống và các loại chú ý khác khi dùng thuốc như một số thức ăn không được dùng khi uống thuốc, một số tác dụng phụ có thể có…. đồng thời kết hợp với việc thăm khám để thực hiện việc hướng dẫn về giáo dục chăm sóc sức khỏe cho trẻ một cách hiệu quả. Giải thích cho bố mẹ của trẻ biết khi nào cần phải đưa trẻ quay trở lại hoặc đưa ra lịch hẹn cho lần khám sau.
Không có bình luận