Các giai đoạn của viêm tai giữa ở trẻ em…

Thuốc Khác

Contents

Các biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em…

Sau giai đoạn bú sữa mẹ lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con giảm, trẻ bắt đầu tự chống đỡ với tác nhân bên ngoài môi trường… Với đặc điểm sinh lý đang dần thay đổi như vậy trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như hô hấp, tiêu hóa, não – màng não . Các nhiễm khuẩn của đường hô hấp gây biến chứng rất nguy hiểm và hay gặp đó là viêm tai giữa.

Nguyên nhân gây bệnh.

  • Viêm nhiễm đường hô hấp chủ yếu là viêm VA, viêm amidan, viêm mũi cấp… Thường do các loại vi khuẩn( phế cầu, tụ cầu…), virus ( cúm, sởi…) theo đường hô hấp xâm nhập vào ống tai qua lỗ vòi tai.
  • Chấn thương đụng dập tổ chức ống tai.
  • Lỗ vòi tai của trẻ còn ngắn, nằm ngang, nên vi khuẩn dễ xâm nhập.

Giai đoạn khởi phát.

Giai đoạn này trên lâm sàng sẽ tương đương với giai đoạn viêm tai xung huyết.

Toàn thân trẻ sốt nhẹ, mệt , không chịu chơi , có các biểu hiện của một nhiễm trùng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi, ngủ có tiếng ngáy… và bắt đầu có biểu hiện đau tai như hay bứt tai đau nhưng do trẻ không biết nói hoặc do những thay đổi khi trẻ ốm khiến bà mẹ không lưu tâm đến chi tiết nhỏ này.

Soi tai khi đó sẽ thấy xung huyết rìa màng nhĩ, toàn bộ màng nhĩ, xung huyết có thể hình nan hoa, hoặc xung quanh cán xương búa.

 

Giai đoạn toàn phát.

Thời kỳ ứ mủ.

Toàn thân trẻ sốt cao, co giật.Trẻ < 12 tháng  có thể có thóp phồng  , rối loạn têu hóa.

Cơ năng.

Đau tai : tăng dần, đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập của mạch, đau lan ra sau tai, lan ra thái dương hoặc  xuống  xương  hàm dưới , Đau tai nhiều, đau sâu , trẻ quấy khóc, bỏ bú , khóc thét khi chạm vào tai hay nằm nghiêng về bên bệnh.

Thực thể.

Toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, mất nón sáng , mất các mốc giải phẫu , màu  màng nhĩ hòa lẫn màu sắc da ống tai, bên trong ứ mủ .

Màng nhĩ phồng căng như mặt kính đồng hồ, có khi khu trú ở phía sau trên màng tai tạo nên hình ảnh “ vú bò”.

Soi mũi  có thể thấy nguyên nhân : viêm mũi xoang, viêm VA…

Thời kỳ vỡ mủ.

Các triệu chứng toàn thân và cơ năng giảm đi rõ rệt:

Toàn thân : Trẻ hết sốt, hết ỉa chảy , ăn ngủ được, chịu chơi, thể trạng khá lên.

Cơ năng : đau tai giảm nhiều .

Thực thể.

Khi chủ động chích rạch : lỗ thủng rộng ở ¼  sau dưới màng nhĩ, bờ nhẵn, gọn. Màng nhĩ bên trong hết phồng .

Tự vỡ mủ : Lỗ thủng có thể gặp ở bất kì vị trí nào , hay gặp ở ¼ trước dưới , bờ nham nhở và dày đỏ. Nếu lỗ thủng dẫn lưu tốt , các biểu hiện giống như chích rạch. Nếu lỗ thủng nhỏ, bệnh nhân vẫn đau tai mủ sẽ trào ra theo nhịp mạch.

Nếu viêm tai giữa cấp do cúm, sởi… màng nhĩ có thể bị thủng rộng hoặc tiêu hủy toàn bộ một cách nhanh chóng.

 

 

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Khác
Sơ lược về giải phẫu tai

Contents Về chức năng sinh lý của tai. Dẫn truyền âm thanh từ môi trường đi vào theo đường không khí và đường xương  đến cơ quan Corti ở tai trong. Duy trì sự thăng bằng của cơ thể trong không gian lúc con người đang vận động cũng như …

Thuốc Khác
Các bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận mạn tính là bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng phù thũng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, như phong tà, hàn thấp gây phù thũng cấp tính; lâu ngày vì mệt nhọc, cảm mạo, ăn uống không hợp …

Thuốc Khác
1
Các bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận cấp tính là một bệnh được miêu tả trong chứng phù thũng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do cảm nhiễm phong tà, thuỷ thấp, thấp nhiệt làm rối loạn chức năng thông điều thuỷ đạo của phế khí, tỳ không vận …