Loét giường (loét đè ép)- thương tật thứ cấp
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Thuốc Khác
Loét giường (loét đè ép)- thương tật thứ cấp
- Khái niệm
Loét giường là tình trạng loét hình thành ở những phần tổ chức gần xương của cơ thể bị đè ép lâu do người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu không vận động.
- Cơ chế
Sự đè ép lên da và tổ chức dưới da làm co thắt mạch các mạch máu gây thiếu máu tổ chức nếu kéo dài sẽ gây hoại tử, nhiễm trùng.
- Nguyên nhân
- Yếu tố chính:
Đè ép: lực đè ép vượt quá huyết áp mao mạch của tổ chức gây thiếu máu dẫn đến loét
Chá xát mài mòn: làm các mao mạch và tổ chức da bị kéo căng, dễ rách.
Nhiệt độ: nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C, chuyển hóa cơ bản tăng 10% nên nguy cơ hoại tử do thiếu máu càng nhiều
Tuổi: những người tuổi cao, sự tưới máu da giảm, sự đàn hồi mô liên kết kém kết hợp với dsự giảm vận động giảm dinh dưỡng làm cho tần số loét tăng cao.
Da ẩm ướt:làm tăng lực trượt dễ loét
- Yếu tố phụ: dinh dưỡng, thiếu máu, vùng da mất cảm giác, đái tháo đường, tim mạch.
- Vị trí loét
- Tư thế nằm ngửa: vùng chẩm, xương bả vai, khuỷu tay, cùng cụt, gót chân
- Tư thế nằm sấp: gai chậu trước trê,, vùng gối, gót chân
- Tư thế nằm nghiêng: vùng mấu chuyển lớn, mắt cá chân
- Cách phân biệt loét
Vùng da tỳ đè có mầu đỏ hoặc tím, sau 15 phút thay đổi tư thế không trở về màu sắc như ban đàu (hoặc so với vùng xung quanh) đều có nguy cơ loét nếu không được xử lý kịp thời. Vùng da màu đỏ này có thể phồng lên, sẫm màu rồi đen cứng sau đó hoại tử và loét rất nhanh.
- Dự phòng loét
- Phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ cao: bệnh nhân hôn mê, tổn thương tủy sống, sau phẫu thuật, đa chấn thương, những trường hợp phải bất động lâu.
- Loại bỏ đè ép: thay đổi tư thế ít nhất 2 h/ lần. Nhất là những trường hợp có nguy cơ loét cao. Khi thay đổi tư thế phải kiểm tra và phát hiện những thay đổi da ở vùng đó.
- Đệm chống loét: khi đó lực đè ép của đệm lên bề mặt da ít hơn áp lực của mao mạch, giảm tối thiểu nguy cơ loét.
- Tập vận động; thụ động hoặc chủ động có trợ giúp tùy từng bệnh nhân.
- Dinh dưỡng tốt: đủ chất đạm và các vitamin
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, giữ da luôn khô, nhất là những vùng tỳ đè.
- Điều trị loét
- Loại bỏ đè ép:
Thay đổi tư thế mộ cách cơ học hoặc nhờ hệ thống giảm ép luân phiên: đệm khí, đệm nước, nhưng vẫn phải trawn trở thường xuyên nếu bệnh nhân nằm. Nếu bệnh nhân ngồi thì phải nâng mông, thay đổi tư thế 15 phút/ lần
Giảm đè ép bằng cách tăng hteem những phần tiếp xúc của cơ thể để phân tán trọng lực, không để dồn vào một nơi.
- Làm sạch vết loét:
Biện pháp cơ học: cắt lọc tổ chức nếu hoại tử nhiều, rửa vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường
Kiểm soát được nhiễm trùng
-vật lý trị liệu:
Chiếu tia tử ngoại độ 3 lên vùng loét sau khi đã làm sạch
Chiếu hồng ngoại hoặc laser vào chỗ loét
Các thuốc phối hợp: vitamin C, A.
- Dinh dưỡng tốt
Không có bình luận