Phương pháp điều trị và phục hồi chức năng xương gãy

Thuốc Khác

Phương pháp điều trị và phục hồi chức năng xương gãy

  1. Điều trị xương gãy
  • Năn chỉnh
  • Bất động: duy trì sức ép hai đầu xương gãy, ngừa di lệch, giảm đau. Nhưng nếu bất động hoàn toàn sẽ làm tổ chức liên kết bị suy yếu, sụn khớp bị thoái hóa, teo cơ, mất sự mềm dẻo của khớp và tuần hoàn bị chậm lại.
  1. Điều trị mô mềm

Đây là lĩnh vực chính của phục hồi chức năng. Bất kì một xương gãy nào dù nhẹ cũng gây chảy máu, phù nề.  Phù nề là keo dính và phù nề là nguyên nhân chính dẫn đến các thương tật. Cử động là cách tốt nhất để giải quyết máu tụ trước khi chứng đóng cục và tổ chức hóa. Đồng thời cử động làm tăng hấp thu, giảm phù nề. Tùy theo trường hợp cụ thể và ở từng giai đoạn khác nhau mà có các cử động khác nhau.

  1. Giai đoạn bất động
  • Mục đích:

Giảm các thương tật thứ cấp do bất động: teo cơ, cứng khớp…

Giảm đau, giảm phù nề

Duy trì tầm vận động của các khớp tự do.

  • Phương pháp phục hồi chức năng

Tư thế trị liệu: đối với gãy xương mà vùng chi gãy còn phù nề nhiều, phải kê cao chi cho tuần hoàn máu dễ lưu thông. Đỗi với những bệnh nhân bị gãy cột sống, gãy xương đùi, đa chấn thương phải nằm lâu thì tư thế đúng rất quan trọng.

Vận động trị liệu:

Co cơ tĩnh nhóm cơ bị bất động. Co cơ tĩnh giúp tăng cương tuần hoàn và nuôi dưỡng, duy trì trương lực cơ giảm phù nề, đồng thời còn tạo sức ép hai đầu xương gãy giúp cho xương nhanh liền. Thông thường, từ ngày thứ 3-4 sau bó bôt đã có thể gồng những cơ ngay phía dưới khớp gần phần xương gãy 6-8 lần, những ngày tiếp theo gồng những cơ ở phần xương gãy 8-10 lần. Thời gian và tần số gồng cơ tăng dần lên. Nếu bệnh nhân phải nằm tại giường thì cần kết hợp với tập thở càng sớm càng tốt và trăn trở thường xuyên ít nhất 2 giờ/ lân, sau đó hướng dẫn bệnh nhân tự trăn trở nhưng vẫn đảm bảo được bất động.

Tập vận động chủ đọng các khớp tự do hết tầm vận động.

Một số tác giả khuyên rằng khi đã tổn thuoeng mô cơ để tránh tạo thành mô sẹo thì phải vận động các khớp tự do và co cơ đẳng trường 5 phút trong một giờ.

Nhiệt trị liệu: dùng nhiệt lạnh để giảm đau phù nề.

Từ trường: kích thích liền xương.

  1. Giai đoạn sau bất động
  • Mục đích:

Giảm phù nề, giảm đau

Gia tăng tuần hoàn, làm mềm và kéo giãn mô sợi.

Tăng tầm vận động của khớp\

Tăng sức mạnh cho cơ

Tái rèn luyện các cơ bị mất chức năng, phục hồi chức năng tối đa cho người bệnh.

  • Phương pháp phục hồi:

Nhiệt trị liệu: thương dùng nhiệt nóng: hồng ngoại, parafin, nước nóng

Điện trị liệu: điện phân dung dịch novocain, CaCl2

Điện xung để giảm đau hoặc khích thích cơ bị yếu, bị liệt

Sóng ngắn, từ trường

Xoa bóp sâu, chủ yếu dùng kĩ thuật nhào bóp, nằm di chuyển các chất dịch trong tổ chức và tạo nên cử động trong cơ để kéo giãn các mô sợi kết dính.

Vận động: vận động thụ động, chủ động có trợ giúp hoặc chủ động hoàn toàn có kháng trở hoặc không.

Hoạt động trị liệu.

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Khác
Sơ lược về giải phẫu tai

Contents Về chức năng sinh lý của tai. Dẫn truyền âm thanh từ môi trường đi vào theo đường không khí và đường xương  đến cơ quan Corti ở tai trong. Duy trì sự thăng bằng của cơ thể trong không gian lúc con người đang vận động cũng như …

Thuốc Khác
Các giai đoạn của viêm tai giữa ở trẻ em…

Contents Các biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em… Sau giai đoạn bú sữa mẹ lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con giảm, trẻ bắt đầu tự chống đỡ với tác nhân bên ngoài môi trường… Với đặc điểm sinh lý đang dần thay đổi như vậy …

Thuốc Khác
Các bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận mạn tính là bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng phù thũng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, như phong tà, hàn thấp gây phù thũng cấp tính; lâu ngày vì mệt nhọc, cảm mạo, ăn uống không hợp …