dịch tễ học bệnh leptospira
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
leptospira là một bệnh do xoắn khuẩn gây nên.
-
Tác nhân gây bệnh
Leptospira là một xoắn khuẩn bắt màu gram âm dài khoảng 6-20 muycromet, rộng o,1 muycromet hình sợi dài, mảnh 2 đầu thường cong hình chữ C. Di động mạnh theo kiểu xoáy và bật thẳng như lò xo. Xoắn khuẩn có khả năng xuyên qua da và niêm mạc.
Sức đề kháng: leptospira là những xoắn khuẩn yếu, nhạy cảm với nhiệt độ và pH môi trường, dễ chết sau 10 phút khi bị đun nóng ở 56 độ C và bị tiêu diejt sau 30 phút trong môi trường acid của dịch vị dạ dày. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp, xoắn khuẩn có thể sống lâu hàng tuần thậm chí hành tháng trong bùn giàu chất hữu cơ và có pH kiềm.
Các kháng nguyên:
LPS: chất này giúp định loại type huyết thanh và không gây độc, nhưng có phản ứng chéo với nhau giữa các chủng leptospira
GLP: kháng nguyên độc lực là một loại Glycolipoprotein có khả năng làm tắc các ống dẫn ở màng tế bào vật chủ bằng cách thay thế lipd màng bằng phân tử lipid có trong GLP của xoắn khuẩn.
Phân loại các xoắn khuẩn vàng da hiện nay bằng phương pháp huyết thanh học, người ta đã xác định được tới 240 chủng xoắn khuẩn vàng da, trong đó có chủng gây vàng da, xuất huyết là gây tử vong. Dựa vào khả năng gây bệnh người ta chia leptospira thành hai nhóm:
Leptospira biflecxia không gây bệnh cho người
Leptospira pahtogenic gây bệnh cho người và động vật.
Một số typs đã được phát hiện ở Việt Nam là L.icterohaemorrhagie, L.gripotyphosa…
Xoắn khuẩn có nội độc tố và một số men. Hyaluronidase giúp phân hủy tổ chức liên kết. Hemolysin gây tan huyết.
-
Nguồn bệnh
Leptospira có ở các loại vật gặm nhấm hoang dại như chồn, sóc, chuột, thỏ. Các động vật này bị nhiễm leptospira không có triệu chứng và trở thành nguồn mang xoắn khuẩn, chúng thải xoắn khuẩn ra ngoài môi trường qua nước tiểu kéo dài hàng tháng, hàng năm thậm chí là cả đời.
Một số gia súc cũng có thể trở thành nguồn lây bệnh do tiếp xúc với ổ chứa tự nhiên như ngựa, chó, mèo, lợn, bò…
-
Đường lây
bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da lây qua da, niêm mạc: do tiếp xúc với nước, bùn, đát có ô nhiễm xoắn khuẩn. nơi xâm nhập thường là da bàn chân, niêm mạc mũi, mắt miệng. Đây là đường lây chủ yếu.
Đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống (không đun sôi, nấu chín) bị nhiễm bởi nước tiểu của thú vật có xoắn khuẩn.
-
Khối cảm thụ
Thường có liên quan đến nghề nghiệp và điều kiện vệ sinh như:
Người làm nghề vệ sinh môi trường, nạo vét cống rãnh
Người làm nghề rừng, làm ruộng
Người làm ở các lò mổ, nghề thuộc da
Các động vật nuôi gần gũi với con người như lợn, trâu bò, dê
Không có bình luận