Dịch tễ học bệnh thương hàn

Contents

Hiện nay bệnh thương hàn vẫn là vấn đề y tế toàn cầu. Bệnh lưu hành và gây dịch chủ yếu ở các nước đang phát triển. ở các nước phát triển bệnh xuất hiện tản phát do du lịch hoặc do dân tị nạn nhập cư.

ở nước ta, bệnh xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành, đặc biệt là dịch lưu hành nặng ở các tỉnh phía nam nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Mầm bệnh:

salmonella
  • Trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và phó thương hàn Salmonella Paratyphi A, B, C thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn Gram âm, không có vỏ, di động hờ lông mao, mọc trên môi trường thạch máu, lên men đường Glucose tạo ra acid và làm giảm nitrat, nhưng không lên men đường lactoza.
  • typhi là nguyên nhân chính gây bệnh thương hàn ở Việt Nam.
  • Trực khuẩn có 3 kháng nguyên:

Kháng nguyên O: là kháng nguyên thân, bản chất là lipopolysaccharid của màng tế bào. Đây là nội độc tố của vi khuẩn, chỉ tạo được giải phóng khi vi khuẩn bị ly giải. Tham gia gây bệnh nhưng có khả năng tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Kháng nguyên H: là kháng nguyên lông, bản chất là protein, không tham gia gây bệnh.

Kháng nguyên Vi: là kháng nguyên vỏ, có tác dụng cản trở quá trình thực bào, ức chế hoạt năng diệt khuẩn của huyết thanh.

  • Trực khuẩn thương hàn dễ bị chết bởi nhiệt độ 50 độ C chết sau 1 giờ, 100 độ C chết sau 5 phút.
  • Vi khuẩn thương hàn có cơ chế kháng thuốc thông qua các plasmid.

Hiện nay vi khuẩn thương hàn đã kháng lại các kháng sinh trước đây vẫn dùng điều trị bệnh qua cơ chế kháng thuốc ngoài nhiễm sắc thể.

ở nước ta, thương hàn đa kháng thuốc đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

 

Nguồn bệnh:

Khác với các typ huyết thanh khác, các vi khuẩn thương hàn chỉ có vật chủ là người nên chỉ lan truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đang ở giai đoạn nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mang vi khuẩn mạn tính.

Người bệnh: thải vi khuẩn chủ yếu theo phân, ngoài racòn theo nước tiểu, chất nôn, mủ từ ổ áp xe… gây nên nhiễm khuẩn thức ăn, nước uống.

Người bệnh đang trong thời kì hòi phục: có thể tiếp tục thải vi khuẩn theo phân tới 6 tháng sau thời kì toàn phát của bệnh.

Người lành mang vi khuẩn mạn tính khoảng 3% tiếp tục thải vi khuẩn tới 1 năm sau khu bị bệnh

Thường gặp ở phụ nữ   nhất là ở những người có bệnh lý về đường mật, túi mật. Đây là nguồn bệnh quan trọng rất khó kiểm soát, đặc biệt là người làm nghề buôn bán thực phẩm, nhân viên y tế, chăm sóc bệnh nhân, người giữ trẻ, tiếp viên của hàng ăn uống.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới. Sau mắc bệnh cơ thể có miễn dịch khá bền vững.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Pharcotinex

Pharcotinex

Sức Khỏe
CalciLife 10ml

CalciLife 10ml