Nhiệt miệng nặng đến đâu cũng khỏi nhờ những bài thu?

Lở miệng, nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở những người hay bị nóng trong. Không khó để phát hiện bệnh lở miệng vì bệnh gần như biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi…quan sát tại vùng bị đau thấy có đốm trắng to khoảng 1-2 mm, đốm trắng to dần nếu như vệ sinh răng miệng không đúng cách thì vết lở loét càng lớn hơn.
 
Vết loét làm cản trở việc ăn uống gây sót đau khi ăn, tình trạng này nếu như không điều trị sớm thì thường kéo dài 10-15 ngày thì lại tái diễn tiếp tục nếu như không tìm ra nguyên nhân gây lở miệng. Hãy tham khảo ngay những cách đơn giản chữa lở miệng ngay tại nhà dưới đây.
 
 
Nước muối loãng
 
Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
 
Nước cốt dừa
 
Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
 
Ngậm chất chát trong miệng
 
Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
 
Bột sắn dây
 
 
Trong đông y sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng … Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ xung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua.
 
Uống nước khế chua
 
Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
 
Lá rau ngót
 
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
 
Nước ép cà chua sống
 
Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
 
Lá bàng
 
 
Lấy lá bàng non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già). Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm nhỏ.
 
Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì dùng để ngậm và súc miệng.
 
Trong những ngày ngậm lá bàng, miệng răng bạn sẽ bị vàng, bạn đừng lo lắng, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình điều trị hết nhiệt miệng sẽ khỏi ngay nhé. Bài thuốc này, phụ huynh cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé, nhưng nhớ cẩn thận nhiệt độ nước phải ấm hơn nha. 

Vy Vy (TH)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glupain Forte

Glupain Forte

Sức Khỏe
Siro Muhi màu hồng

Siro Muhi màu hồng