Phối hợp châm cứu và sử dụng huyệt trong châm cứu
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Trên một người bệnh, có khi chỉ châm, có khi chỉ cứu, nhưng cúng có khi phối hợp cả châm và cứu.
Thường có hai cách:
- Có huyệt châm, có huyệt cứu
Trên một người bệnh có biểu hiện hàn nhiệt thác tạp thì với chứng nhiệt phải châm, với chứng hàn cần phải cứu.
- Ôn châm
Ôn châm là vừa châm vừa cứu trên cùng một huyệt, có ba cách làm nóng kim để ôn châm:
Xuyên kim qua mồi ngải cứu gián tiếp trên huyệt
Lồng một đoạn điếu ngải vào đuôi kim rồi đốt
Hơ điếu ngải gần cán kim cho kim nóng lên.
Hiện nay thường dúng 2 cách cuối. ôn châm áp dụng chó các bệnh có thiên hướng về hàn nhưng chưa rõ rệt.
Phương pháp sử dụng huyệt trong châm cứu
- Lấy huyệt tại chỗ (cục bộ thủ huyệt)
Noi nào có bệnh ( đau, sưng…) dùng huyệt ngay tại nơi đó thì gọi là lấy huyệt tại chỗ. Lấy huyệt tại chỗ trong các trường hợp:
Điểm đau không phải là huyệt ngoài kinh lạc hoặc kinh huyệt thì gọi là thống điểm, A thị huyệt
Huyệt ở một đường kinh (lấy huyệt bản kinh)
Huyệt ở nhiều đường kinh
- Lấy huyệt lân cận nơi đau (lân cận thủ huyệt)
Thường phối hợp lấy huyệt lân cận nơi đau với các huyệt tại chỗ
Lấy huyệt lân cận nơi đau sử dụng trong các trường hợp:
Huyệt cùng một kinh
Huyệt thuộc nhiều kinh khác nhau.
- Lấy huyệt theo kinh (tuân kinh thủ huyệt)
Nội dung phương pháp này là bệnh ở vị trí nào, tạng phủ nào, kinh nào rồi theo đường kinh lấy huyệt để sử dụng.
Như vậy muốn sử dụng các đường kinh cần chẩn đoán đúng bệnh các phủ tạng, đường kinh và thuộc đường đi, vị trí các huyệt trên kinh đó.
- Phương pháp vận dụng các huyệt đặc biệt:
Ngoài ba phương pháp lấy huyệt trên, còn có phương pháp vận dụng các huyệt đặc biệt.
Huyệt nguyên và huyệt lạc: khi một tạng phủ hoặc đường kinh nào đó bị bệnh, người ta lấy huyệt nguyên của đường kinh hoặc tạng phủ đó và lấy huyệt lạc của đường kinh biểu lý với nó.
Huyệt du và huyệt mộ: khi tạng phủ có bệnh thường phối hợp giữa huyệt du và huyệt mộ để chữa bệnh. Theo nguyên tắc: tòng âm dẫn dương, tòng dương dẫn âm. Ví dụ ho hen chữa vào phế du, trung phủ.
Huyệt khích và bát hội huyệt: thường phối hợp huyệt khích và bát hội huyệt để chữa bệnh. Ví dụ: hen suyễn thường dùng khổng tối phối hợp với chiên trung.
Sử dụng ngũ du huyệt: ngũ du huyệt là 5 huyệt của mỗi đường kinh chính từ khuỷu tay hoặc khớp gối xuống bàn tay, bàn chân, được sử dụng theo quy luật ngũ hành.
Lục tổng huyệt: lục tổng huyệt là 6 huyệt tương ứng với 6 vùng của cơ thể, khi một vùng nào đó bị bệnh thì sử dụng huyệt vùng đó.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: phối hợp châm cứu và sử dụng huyệt trong châm cứu
Không có bình luận