Đào Kim Nương (Thryptomene Calycina) có tác dụng Thu liễm, chỉ tả, khu phong, hoạt lạc, bổ huyết, an thần. Dùng trị viêm trường vị cấp, kiết lỵ, đau nhức xương do phong thấp, tổn thương cơ lưng, suy nhược.
An Lão Thang có tác dụng bổ tỳ, dưỡng can, dục âm, chỉ huyết. Trị tuổi già mà vẫn còn hành kinh.
Rượu Lược Vàng, Cách Ngâm Và Tác Dụng Trị Bệnh
Rượu Mậu Tuất có tác dụng bổ thận dương, tấm tỳ vị. Dùng trị thận dương hư tổn, bụng dưới lạnh đau, không có chửa, liệt dương, eo lưng đầu gối lạnh đau.
Trư đề (Chân lợn) có vị cam, tính bình, không độc, tác dụng thanh thấp nhiệt, thông ứ, tiêu viêm, bổ khí huyết… trị chứng trường ung (viêm đại tràng), viêm nhiễm lâu ngày, nóng trong ruột, da khô nhăn, vết sẹo lâu lành, hư nhược gân cơ yếu, khí huyết hư…
Miêu Chi (Mỡ mèo) có tác dụng chữa bỏng, vết thương. Da lông mèo đốt thành tro trộn với dầu vừng bôi chữa tràng nhạc, mụn nhọt.
Theo Đông y Cẩu chi (Mỡ chó) có vị ngọt, tính mát, trơn nhày; có tác dụng dụng nhuận mềm da, dưỡng huyết… chữa da khô nám, sần sùi, dùng mỡ chó bôi vùng da ngày vài lần. Tài liệu cổ còn ghi dùng lá sung tật phơi khô, sao vàng tán mịn, trộn với mỡ chó, bôi hàng ngày chữa bỏng rất hay.
Rượu Bồ Kết Nam Tinh có tác dụng khử phong đờm, lợi giải độc. Dùng trị trúng phong miệng mắt méo xệch, đau đầu, hó suyễn có đờm, ruột bị phong đại tiện ra máu, đi lỵ cấm khẩu.
Rượu Chi Ma Đỗ Trọng có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, cứng gân cốt, khử phong thấp. Dùng trị bí đại tiện, đi ngoài vón cục, eo lưng và chân đau mỏi, tinh huyết bị tổn hại, gân cốt mỏi rã rời, đầu choáng mắt hoa, phong thấp đau nhức.
Rượu Sâm Bạch Truật có tác dụng dưỡng khí, khỏe tỳ, dưỡng vị (dạ dày). Dùng trị tỳ vị suy nhược, trung khí không đủ gây nên tình trạng ăn ít, đại tiện phân lỏng, sắc mặt vàng vọt, ngữ thanh hơi thấp, tứ chi vô lực.