Thịt Vịt: Chữa Yếu Sinh Lý, Tiểu Buốt, Viêm Gan Vàn
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Theo y học cổ truyền, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, tác dụng, bổ huyết, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, giải độc, hoà ngũ tạng… trị suy nhược nóng trong, đại tiểu tiện kém, mồ hôi trộm, di tinh, miệng khô, khát, viêm gan vàng da, mệt mỏi, con gái ít kinh nguyệt.
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
MÓN ĂN BÀI THUỐC TỪ THỊT VỊT
1. Chữa sinh lý yếu, mộng tinh di tinh, đau lưng mỏi gối
Dùng bài “Canh vịt nấm hương”: Thịt vịt, cà rốt, kỷ tử, nấm hương, hạt sen, gừng, hành, táo đỏ, mùi, ngò, lá gia vị vừa đủ nấu ăn.
2. Chữa đau đầu, chóng mặt ù tai, khó ngủ: Phép trị là bổ âm huyết an thần
Dùng bài “Canh khoai sọ thịt vịt”: Thịt vịt ướp gia vị xay nhỏ, khoai sọ, rau nhút, mắm muối, nước dùng gà, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.
3. Chữa tiểu buốt, rắt, tiểu vàng đục
Dùng bài “Lẩu thịt vịt lá giang”: Gồm thịt vịt, lá giang, hoa chuối, rau muống, gừng, sả, ớt, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.
4. Chữa viêm gan vàng da, tiểu vàng
Dùng bài “Lẩu vịt nấu nấm”: Thịt vịt, nấm rơm, nấm đông cô, nấm sò, đậu hủ, nước dùng vịt, rau ăn lẩu như rau muống, rau cải, hoa chuối, giá đậu, gia vị vừa đủ, nấu lẩu ăn.
5. Chữa chứng nóng trong miệng khô khát
Dùng bài “Canh bí thịt vịt”: Thịt vịt, bí đao, gừng, hành, ngò, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.
6. Chữa chứng ăn kém, mệt mỏi, phù mặt tay chân
Dùng bài “Cháo vịt đậu xanh”: Thịt vịt, tiết vịt, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, giá sống, gừng, hành, ngò, gia vị vừa đủ, nấu cháo ăn nhiều lần.
7. Chữa chứng táo bón, hoa mắt chóng mặt
Dùng bài “Canh đu đủ thịt vịt”: Thịt vịt, đu đủ, khoai tây, muối, tiêu, nước dùng vịt, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn.
8. Chữa chứng phụ nữ ít kinh nguyệt, hay bốc hỏa
Dùng bài “Vịt nấu chao”: Thịt vịt, khoai môn, rau muống, hũ chao, nước dừa xiêm, bún, gừng, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, nấu ăn, tuần vài lần.
9. Chữa chứng nhiều mồ hôi, người nóng khó ngủ
Dùng bài “Canh vịt nấu củ sen”: Thịt vịt, củ sen, đậu hà lan, cà rốt, hạt sen, nước dùng vịt, gia vị vừa đủ, nấu canh ăn, tuần vài lần.
10. Chứng đau lưng mỏi gối, váng đầu, miệng khô
Dùng bài “Gỏi vịt bắp cải”: Thịt lườn vịt luộc xé, bắp cải, dưa chuột, hành tây, cà rốt thái nhỏ, đậu phộng rang, rau răm, chanh, tỏi, ớt, gia vị vừa đủ, làm gỏi ăn, tuần vài lần.
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN THỊT VỊT
Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người mới phẫu thuật: Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.
LƯU Ý
– Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.
– Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
Không có bình luận