Dịch tễ học tàn tật

Thuốc Khác

Dịch tễ học tàn tật

  1. Tình hình tàn tật
  • Trên thế giới:

Người tàn tật có ở mọi nơi trê thế giới, ở mọi tần lớp xã hội với sự đông đảo và ngày càng gia tăng. Nhiều thống kê lớn về tỉ lệ tàn tật đã được thực hiện từ nhiều năm trước đây. Năm 1976 một báo cáo của WHO cho thấy số người tàn tật chiếm 10% tổng dân số thế giới. Một thống kê khác từ 55 nước khác nhau cho tỉ lệ tàn tật từ 0,2-21%.

Thống kê năm 1990 trên thế giới có 290 triệu người tàn tật  trong đó có 125 triệu trẻ em. Tổ chức y tế thế giới ước tính đến năm 2025 dân số thế giới sẽ tăng 65% so với năm 1990 và số người tàn tật cũng thay đổi. Dự báo tỏng tương lai số người tàn tật vừa và nặng ở các nước kém phát triển sẽ lên tới 573 triệu, mỗi năm tăng trung  bình 8,5 triệu tương đương với 23.200 người mỗi ngày. Tỉ lệ trẻ em tàn tật cũng sẽ lên tới 200 triệu. Tỉ lệ người tàn tật trên toàn cầu là 5,2% trong đó 2/3 tập trung ở các vùng kém phát triển.

  • Tại Việt Nam:

Năm 1987 qua chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho tỉ lệ người tàn tật ở Lai Cậy- Tiền Giang là 1,8%, ở Củ Chi là 4,08%, tỉ lệ trẻ bị tàn tật là 7,96%. Điều tra năm 1992 của Bộ Lao động thương binh và xã hội với gần 70.000 dân cho tỉ lệ tàn tật là 6,6%.

  1. Phân loại tàn tật
    • Tàn tật về thể chất
  • Vận động:

Liệt cứng do tổn thương não

Bại liệt do tổn thương sừng trước tủy sống

Các rối loạn về cơ

Các bệnh về khớp xương

Các tổn thương thần kinh ngoại biên

  • Tổn thương cảm giác:

Tổn thương thị giác

Tổn thương về nghe, nói do bệnh phong

Tổn thương do các cơ quan nội tạng

Các bệnh về tim mạch

Các bệnh về nội tiết

  • Tàn tật do rối loạn tâm thần, kể cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ
  • Đa tàn tật: người có 2 tàn tật trở lên như trẻ bại não và câm điếc

Trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng phân loại tàn tật như sau:

  • Người có khó khăn về vận động
  • Người có khó khăn về học
  • Người có khó khăn về nhìn
  • Người có khó khăn về nghe nói
  • Người có hành vi xa lạ
  • Người bị động kinh
  • Người mất cảm giác
  1. Nguyên nhân tàn tật

Nguyên nhân tàn tật rất đa dạng. Có thể phân chia thành một số nhóm lớn như sau:

  • Nhóm nguyên nhân do bệnh, tai nạn, tuổi cao, bẩm sinh:

Thống kê trên 1 triệu người tàn tật vừa và nặng cho thấy:

Do bẩm sinh: 18%

Do chậm phát triển tinh thần: 16%

Do bệnh truyền nhiễm: 23%

Bệnh không lây truyền: 26%

Chấn thương: 17%

  • Bản thân tàn tật tạo ra tàn tật
  • Thái độ xã hội: thái đọ sai của xã hội, đối xử thiếu công bằng gây ra tàn tật hoặc làm cho tàn tật trầm trọng hơn.
  • Chiến tranh là một nguyên nhân là tăng tỉ lệ tàn tật
  • Bạo lực trong xã hội, gia đình, lạm dụng chất kích thích…

Ngoài ra y học chậm phát triển, chăm sóc sức khỏe ban đầu không tốt, điều trị không đầy đủ kịp thời phục hồi chức năng kém phát triển cũng là nguyên nhân làm gia tăng tàn tật.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Khác
Sơ lược về giải phẫu tai

Contents Về chức năng sinh lý của tai. Dẫn truyền âm thanh từ môi trường đi vào theo đường không khí và đường xương  đến cơ quan Corti ở tai trong. Duy trì sự thăng bằng của cơ thể trong không gian lúc con người đang vận động cũng như …

Thuốc Khác
Các giai đoạn của viêm tai giữa ở trẻ em…

Contents Các biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em… Sau giai đoạn bú sữa mẹ lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con giảm, trẻ bắt đầu tự chống đỡ với tác nhân bên ngoài môi trường… Với đặc điểm sinh lý đang dần thay đổi như vậy …

Thuốc Khác
Các bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận mạn tính là bệnh được miêu tả trong phạm vi chứng phù thũng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này, như phong tà, hàn thấp gây phù thũng cấp tính; lâu ngày vì mệt nhọc, cảm mạo, ăn uống không hợp …